Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Lợi ích của tennis

Chơi tennis là cách vận động toàn thân và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn cả chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu và đạp xe đạp.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới, nếu tập luyện đủ và đúng cách, bộ môn tennis sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ. Chẳng hạn:

1. Làm xương chắc khỏe hơn. Việc tập đều đặn làm tăng mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương. Nếu bạn đã loãng xương, tập luyện tennis cũng sẽ giúp cơ thể giảm hiện tượng giòn và mất xương do tuổi tác.
thethao.jpg

2. Giúp kiểm soát lượng mỡ của cơ thể giảm cân hiệu quả. Sau tuổi 20, nếu không vận động thể lực, mỗi 10 năm, cơ thể phụ nữ sẽ mất khoảng 2kg cơ bắp. Điều đó làm vóc dáng phụ nữ ngày càng yếu và mỏng manh hơn.

3. Giảm thiểu nguy cơ chấn thương do tuổi tác. Tập luyện tennis làm cơ bắp chắc khỏe hơn, giúp bảo vệ các khớp xương, tăng khả năng giữ thăng bằng cơ thể và duy trì độ dẻo dai lâu bền. Điều này giúp bạn ít bị té ngã và gãy xương khi bạn lớn tuổi.



4. Tăng sức chịu đựng và sức bền. Chơi tennis giúp bạn có thêm nhiều năng lượng để đối phó với những áp lực về thể xác, tinh thần mỗi ngày.

5. Làm bạn tăng cảm giác sảng khoái, lạc quan, yêu đời. Khi cầm vợt, những mệt mỏi ưu phiền sẽ nhanh chóng tan biến. Vì thế, bạn cảm thấy mình luôn khỏe khoắn, tự tin và năng động.

6. Bạn sẽ ngủ ngon hơn và tránh xa những cơn mất ngủ triền miên do tuổi tác. Một giấc ngủ đủ sẽ mang lại vẻ trẻ trung cho bạn.

Lời khuyên cho người mới tập tennis

Tennis là một môn thể thao ngày càng phổ biến, nhiều người tham gia và có nhu cầu tập luyện. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, với những người cao tuổi, người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp cần tránh luyện tập quá sức.

Những sai lầm thường gặp khi luyện tập tennis?

Nôn nóng, đốt cháy giai đoạn trong quá trình luyện tập. Tham gia chơi ngay khi chưa nắm vững các kỹ thuật cơ bản hoặc không khởi động kỹ trước khi luyện tập đều dẫn đến những thương tích khi luyện tập.

Tập quá sức. Người chơi tennis phải vận động liên tục nên việc tập luyện quá sức là nguyên nhân dẫn đến việc viêm đau, thương tích. Cần lưu ý rằng tập để giữ sức khỏe khác với tập để thi đấu.

Uống không đủ nước.

Uống bia giải khát sau khi tập ảnh hưởng không tốt đến gan và sức khỏe của người tập.

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp.

Những sai lầm về kỹ thuật thường gặp khi tập luyện ứng với từng trường hợp cụ thể, điều này cần trao đổi trực tiếp với giáo viên hướng dẫn.

Lời khuyên

Đối với việc luyện tập tennis cần chuẩn bị về cả thể lực và tinh thần.
Để việc tập luyện có hiệu quả, có hứng thú thì người chơi phải thật thoải mái, thích thú với môn thể thao chứ không phải tập theo phong trào, theo mốt.

Trước khi chơi cần khởi động kỹ. Sau khi luyện tập cần thả lỏng các khớp, chạy nhẹ nhàng để cơ thể về trạng thái cân bằng. Nên kết hợp môn thể thao khác như chạy, nhảy dây để có đủ sức khỏe, hỗ trợ cho việc tập luyện tennis. Bên cạnh đó cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Trong quá trình tập luyện, cần tập đều, có hệ thống. Tốt nhất là mỗi tuần nên tập ba lần.

Tennis (quần vợt) là một môn thể thao không chỉ thi đấu chuyên nghiệp, dành cho các giải đấu đỉnh cao mà còn thu hút được nhiều người luyện tập không phân biệt tuổi tác, giới tính. Luyện tập tennis có tác dụng tốt đến hệ tim mạch, hệ hô hấp, tăng cường sức khỏe, rèn luyện độ nhanh, bền, khéo léo cho cơ thể. Việc luyện tập tennis đều đặn, đúng kỹ thuật giúp cho người tập thêm hoạt bát, tinh thần thêm sảng khoái, cơ thể phát triển đẹp và cân đối.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Hậu quả khôn lường khi tập thể dục không đúng cách

Mục đích của việc tập thể dục là để tăng cường sức khỏe và cải thiện vóc dáng. Điều này vô cùng cần thiết, nhất là đối với những người làm việc văn phòng. Tuy nhiên, việc luyện tập như thế nào để đạt được kết quả và tránh được những chấn thương không đáng có là một điều không hề đơn giản.

Mang bệnh…vì chơi tennis!

Theo khảo sát tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, hằng năm phải điều trị cho hơn 1.000 ca viêm khuỷu tay do chơi tennis không đúng cách. Điều đáng nói ở đây là hầu hết các bệnh nhân đến khám vào thời điểm bệnh đã quá muộn nên phải phẫu thuật, lẽ ra chỉ cần uống thuốc nếu được phát hiện sớm hơn.

Chơi tennis không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm

Bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc bệnh viện cho biết, khi mới đau bệnh nhân thường chủ quan, chỉ nghỉ chơi vài ngày sau đó lại tiếp tục tập luyện vì thế, vết thương ngày càng nặng hơn. Theo các nghiên cứu, gần 50% số người tập luyện hằng ngày và 25% số người tập vài lần/tuần mắc bệnh này. Tuy nhiên, không riêng gì môn tennis mà với những môn thể thao ngoài trời khác, nếu chơi giữa trưa nắng thì rất dễ dẫn đến mất nước, say nắng và rối loạn điện giải.


Chấn thương khuỷu tay là chấn thương thường gặp nhất khi chơi Tennis

Về lâu dài, người chơi chẳng những không cải thiện được sức khỏe mà càng mệt mỏi thêm. Rối loạn điện giải cũng dẫn đến chuột rút, tổn thương cơ,… Những người lớn tuổi, có bệnh về tim mạch sẽ dễ bị ngất, chấn thương hay đột quỵ nếu vận động liên tục ngoài trời vào những thời điểm không thích hợp.

Thoái hóa khớp vì đi bộ!

Để giảm cân mỗi ngày bà An, 48 tuổi ở quận Phú Nhuận – TP.HCM thường đi bộ trong công viên Hoàng Văn Thụ hơn 1 giờ đồng hồ. Khi mới tập, bà hy vọng sẽ giảm được lượng cholesterol, chứng đau lưng, khớp… nhưng càng tập bà càng thấy đau ở khớp gối.


Ngay cả chọn cách tập thể dục đi bộ cũng cần có tư vấn của bác sĩ

Bà An luôn nghĩ rằng, chắc đây chỉ là triệu chứng của tuổi già, nhưng khi đi khám bác sĩ chuẩn đoán bà bị đau khớp do đi bộ quá nhiều trong khi đã béo phì. Theo tư vấn của bác sĩ, những người béo phì, trọng lượng cơ thể tăng nhưng bộ xương không lớn thêm nên phải chịu áp lực quá lớn từ cơ thể. Với người bình thường, đi bộ đều là cách tốt để giảm cân nhưng đối với những người có trọng lượng cơ thể quá lớn, loại vận động này gây đau bàn chân, các khớp và dễ gây chấn thương cho cơ bắp yếu. Vì vậy, ngay cả chọn cách tập thể dục đi bộ cũng cần có tư vấn của bác sĩ.

thoai hoa khop

Đôi giày đi bộ rất quan trọng, phải vừa chân, không rộng, không chật cho dù chỉ một chút, chất liệu nhẹ, đế mềm, mặt đế hơi cong. Mũi giày không nên quá nhọn vì khi đi máu dồn xuống có thể làm đau chân. Đi bộ có vẻ nhẹ nhàng nhưng nếu không được tư vấn kỹ sẽ dẫn đến bị đau gối, đau nhức và làm thoái hóa khớp. Nhiều người mắc bệnh loãng xương, càng cố gắng đi bộ thì hai gối càng bị đau, sau một thời gian không thể đi được nữa vì quá đau.

Đặc biệt: bệnh nhân béo phì kèm theo rối loạn về chuyển hóa mỡ, tăng cholesterol, huyết áp cao, tiểu đường… cần có thêm sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm dạ dày vì tập thể dục khi no!

Những người tập luyện thể dục, chơi tennis hay đi bộ sau khi ăn no dễ bị viêm và sa dạ dày. Triệu chứng ban đầu là đau tức ở bụng. Khi vừa ăn xong, máu tập trung ở dạ dày và ưu tiên cho cơ quan tiêu hóa. Nếu tập luyện, máu phải phân tán tới các cơ quan ngoại biên làm cản trở quá trình hấp thụ thức ăn, dẫn tới tiêu hóa chậm, lâu ngày sẽ gây bệnh.

Những người tập luyện thể dục, chơi tennis hay đi bộ sau khi ăn no dễ bị viêm dạ dày

Ngược lại, quá trình tiêu hóa cũng ngăn cản quá trình vận động của cơ thể, gây rối loạn tuần hoàn. Như vậy, cả sự tập luyện và tiêu hóa đều không có hiệu quả. Hơn nữa, tác dụng cơ học của vận động sẽ ngăn trở quá trình tiêu hóa của dạ dày.

Thở – phép màu trường thọ

Luyện thở – có một ý nghĩa to lớn đối với việc nuôi dưỡng và nâng cao sức khỏe, sức mạnh, sức bền, sự minh mẫn, sảng khoái và thanh thản, hơn nữa đối với các vận động viên thể thao, các võ sĩ… luyện thở, biết cách thở là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất tâm lý và ngòai ra luyện thở còn thúc đẩy việc phát triển các khả năng của con người trong cuộc sống và các nguồn dự trữ của bản thân một cách hợp lý tối đa.

Đặc biệt luyện thở là khả năng chế ngự sự xúc động từ bên trong mà nhiều khi lại là yếu tố cực kỳ quan trọng dẫn tới thành công. Nhưng tập thở, theo phương pháp khí công, nội công thường rất khó – bởi trái với cách bình thường và đòi hỏi thời gian.

Tập thở theo yoga, có thể thở trong tư thế nằm, đứng, ngồi  trên ghế nhưng tốt nhất là ngồi tư thế hoa sen

Tập thở theo yoga, có thể thở trong tư thế nằm, đứng, ngồi trên ghế nhưng tốt nhất là ngồi tư thế hoa sen (lòng bàn chân phải ngửa lên đùi trái và ngược lại). Phép thở yoga là nhẹ nhàng, chậm rãi, đều đặn. Tâm trí hoàn toàn chú trọng vào hoạt động hô hấp và lộ trình của hơi thở. Mặt khác, phương châm của yoga là thoải mái, tương hợp với đặc thù cá nhân, tránh khiên cưỡng, nóng vội.

Điển hình của việc biết cách hay nói chính xác hơn là việc luyện thở, có thể lấy trường hợp của ông Trần Minh Tuấn làm ví dụ: Năm 27 tuổi, ông Tuấn  bị bệnh lao phổi nặng phải nằm viện trong 10 năm, lên bàn mổ 6 lần. Lúc ra viện, sức thở của ông chỉ còn 1/3, dung tích sống chỉ còn 1 lít. Hồ sơ bệnh lý ghi: “Thiếu thở trầm trọng, không được làm việc”. Các bác sĩ cho rằng, ông chỉ có thể sống thêm nhiều lắm là 3 năm. Nhưng trên thực tế, ông đã sống thêm 58 năm. Phép màu của ông là bài tập thở bằng cơ hoành (tức thở bụng). Và nhờ tập thở bụng để tận dụng công suất của phổi bằng cách tăng tối đa dung tích thở trong 1 giây, ông Tuấn đã sống vượt mức tiên đoán 19 lần.

10 chấn thương thường gặp khi tập tennis

Khi luyện tập thể thao là lúc chúng ta tạo áp lực lên các bộ phận khác nhau trên cơ thể và nếu như không được phòng ngừa thì gặp chấn thương là kêt quả hiển nhiên.

Thật ra bạn có thể hạn chế rủi ro gặp chấn thương trong luyện tập với các biện pháp an toàn sau đây:

1. Trầy da (phồng rộp da)

Trầy hoặc phồng rộp da là khi da bị cọ xát với quần áo quá chật hoặc cọ xát với bộ phận nào đó của cơ thể hay do mang giày không hợp với kích cỡ chân. Chúng có thể gây đau đớn và khó chịu nhưng cũng không cản trở nhiều đến việc luyện tập.

Tuy nhiên để không bị trầy và phòng rộp da, gây khó khăn trong việc luyện tập thì bạn nên mặc quần áo với chất liệu mềm, co giãn tốt, mang giày mềm vừa với kích cỡ chân. Ngoài ra có thể dùng phấn baby bôi vào vùng dễ bị phồng rộp trước khi luyện tập.

2. Đau nhức cơ bắp

Đau nhức cơ bắp là một chấn thương thường gặp khi luyện tập. Cơ bắp có thể đau trong khi luyện tập hoặc sau một vài ngày luyện tập. Điều này có thể được ngăn chặn nếu như bạn khởi động kỹ càng trước khi luyện tập.

Lưu ý, nếu đã lâu bạn không luyện tập mà các cơ bắp vẫn đau nhức thì hãy nghỉ ngơi một thời gian cho các cơ bắp hồi phục lại trước khi vận động mạnh. Tốt nhất là nên khởi động bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng sau đó mới tăng thời gian luyện tập lên.

chan thuong 1

Cơ bắp thường bị đau khi mới luyện tập hoặc luyện tập với cường độ quá sức

3. Chuột rút

Nếu như cơ thể bạn thiếu nước và muối thì bạn sẽ bị chuột rút. Khi bạn đổ mồ hôi quá nhiều mà bạn không bổ sung nước và natri kịp thời cho cơ thể thì rất dễ dẫn đến bị chuột rút. Với người mới tập luyện thì cũng rất dễ bị chuột rút khi các cơ bị căng quá sức. Bạn có thể phòng tránh chứng chuột rút bằng cách bổ sung nước với natri. Nếu chuột rút do căng mỏi cơ thì nên xoa bóp nhẹ nhàng và thả lỏng các cơ bắp.

4. Đau lưng

Nhiều người bị đau lưng sau khi tập thể dục, điều này có thể do cơ bụng và cơ lưng yếu. Bạn có thể tăng sức dẻo dai của cơ bụng và cơ lưng dần dần theo thời gian luyện tập. Đau lưng cũng có thể do các động tác quá mạnh, lặp đi lặp lại quá nhiểu lẩn hoặc khi tập sai tư thế. Lựa chọn bài tập thể dục cũng rất quan trọng, nên chọn bài tập nhẹ nhàng rồi mới nâng cao dần.


Đau lưng – Một trong những chấn thương thường gặp khi luyện tập thể thao

5. Đau cổ

Đau cổ do tập sai tư thế hoặc hình thức tập không phù hợp. Nếu bạn chỉ đau nhẹ vùng cổ thì nên xoay đầu nhẹ nhàng, tránh xoay 360 độ liên tục. Mát xa nhẹ nhàng các khu vực xung quanh để nới lỏng cơ bắp. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp.

6. Đau đầu gối

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu gối nhưng thông thường là do bạn thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần như leo cầu thang, chạy và nhảy. Bạn có thể tránh việc đau đầu gối bằng cách thay đổi các động tác, hoạt động thể chất bao gồm kết hợp các động tác thấp và cao.

Đối với điều trị cấp cứu thì bạn nên nghỉ ngơi, chườm lạnh , băng gạc lại. Nếu đau dai dẳng thì cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nguyên nhận thông thường gây đau đầu gối là do bạn thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần

7. Đau cơ xoay

Cơ xoay là một thuật ngữ chung chỉ các dây chằng và cơ bắp hỗ trợ cánh tay và khớp vai. Khi bị chấn thương nhẹ ở cơ xoay thì thường biểu hiện bầm tím, sưng đau, thậm chí chảy máu. Nếu chấn thương nặng có thể hạn chế hoặc làm giảm phạm vi chuyển động của khớp vai, điều đó cũng khiến bạn thấy đau khi cử động cánh tay. Khi gặp phải sự cố này hãy đến bác sĩ để đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương và có chữa trị phù hợp. Để phòng tránh chấn thương cơ xoay bạn cần khởi động xoay vai và làm giãn cơ trước khi bước vào tập luyện chính.

8. Đau chân

Đau chân có thể do chân yếu, bắp chân bị căng, tập sai tư thế và để ngăn ngừa thì bạn nên massage bắp chân cho nóng và giãn cơ trước và sau khi tập luyện. Cần lựa chọn giày thích hợp để tránh bị trẹo chân hoặc gây khó khăn cho việc luyện tập.

Đau chân có thể do chân yếu, bắp chân bị căng, tập sai tư thế

9. Viêm gân gót chân

Khi luyện tập quá sức, các cơ mỏi, căng thẳng dễ gây viêm gân gót chân. Nó làm giảm hoạt động thể chất và khiến bạn đi lại khó khăn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cơn đau kéo dài và độ đau ngày càng tăng.

10. Đau gót chân tái phát

Cơn đau có thể xảy ra vào buổi sáng hoặc lúc bắt đầu tập thể dục. Cơn đau thường biến mất sau vài phút nhưng cũng có thể tái xuất hiện nếu bạn tập thể dục quá lâu. Bạn có thể dùng thuốc chống viêm để giảm cơn đau sau đó nên hỏi tư vấn của bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Đau gót chân

Đừng để chấn thương gây cản trở đến việc luyện tập thể chất và các hoạt động hàng ngày của bạn. Hãy lắng nghe cơ thể và không nên luyện tập quá sức gây hao tổn sức khỏe.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Hướng dẫn chọn size phù hợp

Hướng dẫn chọn size Dưới đây là bảng mô tả size chung cho các loại quần áo thể thao của Nagasport. Tùy vào từng môn thể thao mà sẽ có kích cỡ kiểu dáng riêng biệt dành cho các môn thể thao đó. Mọi chi tiết chúng tôi sẽ liên hệ với khách hàng để tư vấn trực tiếp
 Bảng size áo thể thao
 Bảng size quần thể thao 

 Bảng size bao tay thể thao

Cách phân biệt các loại vải

   Biết cách phân biệt các loại vải ( cotton, PE 65/35, PE 100% ) sẽ giúp bạn mua đúng mà không bị nhầm lẫn vì giá tiền giữa các loại vải này chênh lệch nhau rất lớn.

I. CÁC LOẠI VẢI

1.Vải 100% Cotton.
- Vải cotton xuất phát chính từ vải sợi bông. Khi người ta biết trồng cây bông, đợi cho quả bông chín nó bung ra, và họ đi thu lại những sợi bông thô ở trong quả bông đã nứt ra. mang về. tẩy qua , họ đem xe thành sợi và từng cuộn sợi bông để dệt quần áo.
- Khoa học phát triển họ cũng thu hoạch tương tự từ cây bông, nhưng họ thu về được chế biến, tẩy trắng nhiều hơn, họ còn phải pha thêm một chút hóa chất để giảm thời gian vải mục, mốc..
Sau này nghành công nghiệp dệt may áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất cho những chiếc quần, áo vải cotton như hiện nay.
- Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học mà tạo thành. Chất liệu này được dùng phổ biến nhất trong may mặc. Vì những tính năng vượt trội như chất liệu khá tốt, thấm mồ hôi, đa dạng, giặt nhanh khô và lâu hỏng nếu biết cách sử dụng.
- Tính chất: Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể.
- Nhược điểm: giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác khô thường là lựa chọn của các khách hàng nam. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách pha sợi Spandex để tạo sự mềm mại cho những đường  cong quyến rũ đối với các khách hàng nữ. Đối với quần áo trẻ em phải qua công đoạn giặt nhẹ để chất liệu vải được mềm mại.

2.Vải thun PE 65/35
- Thành phần: Sợi gồm tỉ lệ 35 % Cotton, 65 % nilon (Polyester).
- Tính chất: Do có sợi pha nilong (Poly) nên mặc sẽ nóng hơn, ít hút ẩm nhưng mình vải có cảm giác mềm mại hơn. Giá thành rẻ, chất lượng tương đối, là lựa chọn của đa số khách hàng không yêu cầu cao về chất lượng. Để vải có độ co dãn nhiều, người ta cũng pha thêm sợi Spandex.

II. PHÂN BIỆT VẢI

1. Phương pháp trực quan
- Vải thun sợi bông: Khi cầm thấy mềm mịn mát tay, vải thun sợi bông có độ đều không cao, mặt vải không bóng có xù lông nhỏ. Nếu lấy một sợi kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi dứt không gọn. Khi thấm nước sợi bền khó đứt, khi vò nhẹ mặt vải để lại nếp nhăn.
- Vải thun sợi PE: Mặt sợi PE bóng, láng ,sợi có độ đều cao. Nhìn trên mặt vải thun có cảm giác các sợi xếp song song nhau. Vò nhẹ không bị nhàu.

2. Phương pháp nhiệt học ( các bạn xem bảng phân biệt vải khi đốt )


Với bài viết nhỏ này, GanaSport muốn giúp các Bạn hiểu rõ hơn các loại vải để có khái niệm khi mua quần áo sẽ không lời quảng cáo của người bán mà bị lừa nhé.

Cách bảo quản quần áo tennis

Trang phục thể thao mới là sản phẩm đã được xử lý kỹ thuật & sẵn sàng cho việc sử dụng. Tuy nhiên để có thể bảo quản áo quần được tốt, tránh nhoè, mờ hình in & quần áo luôn được bền màu như mới, các bạn nên chú ý một số điểm sau đây.

Giặt quần áo
Lần giặt đầu tiên bạn hãy vò tay, giặt bằng nước lã và không có xà phòng.
Các lần sau giặt binh thường, không nên giặt bằng máy giặt vì thông thường các trang phục thể thao có chất liệu là Polyeste và cotton hoặc sợi pha hỗn hợp nên trong quá trình giặt bằng máy giặt sẽ làm biến dạng sợi vải làm cho trang phục mau cũ & phai màu.
Khi giặt không nên đổ nước nóng trực tiếp lên trang phục để giặt vì sẽ làm biến dạng những sợi vải có chất liệu Polyeste.
Không nên sử dụng bàn chải để chà xát lên quần áo hoặc giặt trong thời gian quá lâu để tránh tình trạng sợi vải bị sờn và xước.
Không nên pha các loại hóa chất có tính chất tẩy rửa cao trong khi giặt.

Trước khi giặt bạn nên ngâm trước khoảng 10 phút, nếu ngâm với nước ấm thì càng tốt. Khi ngâm nước ấm xong thì bạn chỉ cần vò vài lần là trang phục đã sạch sẽ vì thường các trang phục thể thao làm bằng chất liệu Polyeste nên chất liệu này không có khả năng giữ nước và các chất bẩn cao như trang phục làm bằng chất liệu cotton.

Bảo quản quần áo
Không nên phơi trang phục với ánh nắng trực tiếp.

Nên sử dụng bàn là/ủi bằng hơi nước với những trang phục có chất liệu Polyeste.
Sau khi chơi thể thao về, tốt nhất là bạn nên giặt liền trang phục, nếu để lâu sẽ có mùi hôi và ẩm mốc.