Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Lý Hoàng Nam là hạt giống số 6

Với hạng 56 trẻ thế giới hiện tại, tay vợt số 1 Việt Nam - Lý Hoàng Nam được xếp làm hạt giống số 6 tại Giải Quần vợt Chang Thailand ITF Juniors 2014 diễn ra tại Thái Lan từ ngày 3 đến 9/3.


Trong ngày hôm nay (4/3), Lý Hoàng Nam sẽ có trận đấu ra quân với đối thủ nước chủ nhà Kaewwongttana. Đây được xem là cửa ải không quá khó khăn cho Hoàng Nam bởi Kaewwongttane là một tay vợt ít tên tuổi và chỉ nằm ngoài top 1.000 trên BXH trẻ của ITF.


Theo kết quả bốc thăm, Hoàng Nam có rất nhiều thuận lợi để đi sâu tại giải này và chỉ thật sự gặp khó khăn tại tứ kết, khi đối thủ của anh có thể là hạt giống số 3 người Úc - Mare Polmans (hạng 39 ITF) và đặc biệt là tay vợt đến từ Hàn Quốc - Lee Duck Hee (hạng 13 ITF).

Được biết, Chang Thailand ITF Juniors 2014 là giải đấu thuộc nhóm trẻ G1 của Liên đoàn quần vợt thế giới (ITF). Để chuẩn bị cho giải đấu này, Hoàng Nam và HLV Trần Đức Quỳnh đã có mặt trước ở Thái Lan gần 2 tuần để làm quen với thời tiết và điều kiện sân bãi. Đây cũng là giải trẻ nhóm G1 của ITF đầu tiên kể từ sau Tết Nguyên đán mà Hoàng Nam tham dự.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

VTF sẽ triệu tập Đỗ Minh Quân ở vòng play-off Davis Cup

Tay vợt từng 10 lần vô địch quốc gia nhiều khả năng sẽ kết thúc sớm khóa học HLV tại Mỹ để trở về góp sức cùng đội tennis Việt Nam trong trận tranh vé trụ lại Nhóm II khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việc thiếu hai tay vợt hàng đầu là Lý Hoàng Nam và Đỗ Minh Quân được xem là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Việt Nam trước Pakistan vừa qua.


Một quan chức Liên đoàn tennis Việt Nam (VTF) cho biết tổ chức này sẽ vận động Minh Quân kết thúc sớm khóa học tại Mỹ để trở về thi đấu vòng play-off trước đối thủ Sri Lanka từ ngày 4 đến 6/4. Nếu có thêm tay vợt này, đội Việt Nam sẽ có hai phương án đánh đơn khá đều bởi người còn lại là Hoàng Thiên chơi lên tay thời gian gần đây.

Khó khăn hiện tại chỉ là Minh Quân không còn thi đấu thường xuyên nên khó đủ thể lực để thi đấu theo thể thức 5 set. Ở giải vô địch quốc gia 2013, Minh Quân cũng bỏ nội dung đánh đơn và chỉ tham dự đôi nam.

Về phần Lý Hoàng Nam, VTF có thể sẽ đưa ra hình thức kỷ luật cấm thi đấu các giải do đơn vị này tổ chức, đồng thời không gọi vào đội tuyển Việt Nam nếu tay vợt này tiếp tục vắng mặt. Riêng với HLV Trần Đức Quỳnh, do có lý do hợp lệ là đang theo học HLV tại Mỹ nên không bị xem xét kỷ luật vì không lên tập trung.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Davis Cup: Trận đấu hay quan trọng hơn chiến thắng


Cả HLV Baroch bên phía tuyển quần vợt Việt Nam lẫn HLV Muhammed Khalid (Pakistan) đều đặt mục tiêu giành chiến thắng và cùng hướng đến những ván đấu hay, đẹp mắt, hấp dẫn để cống hiến cho người hâm mộ.


Tuyển Davis Cup Việt Nam

Ở buổi bọp báo trước giải diễn ra sáng nay, HLV Muhammed Khalid cho biết điều kiện khí hậu tại TP.Đà Lạt khá khắc nghiệt với độ cao, trời lạnh và không khí loãng. “Các tay vợt Pakistan chưa từng trải qua điều kiện thi đấu khó khăn như vậy”, HLV Muhammed Khalid nói.

Về thực lực, Pakistan được đánh giá cao hơn tuyển Việt Nam khi sở hữu những tay vợt chất lượng cao. Hơn nữa, tay vợt chủ lực của họ là Qureshi cũng vừa dừng chân tại giải quần vợt quốc tế tại Hà Lan và đang trên đường đến Việt Nam.

“Qureshi là tay vợt rất quan trọng với chúng tôi, có anh ta chúng tôi không những an tâm về trận đôi mà các tay vợt khác cũng tăng lên sự tự tin”, HLV Muhammed Khalid bày tỏ.

Bên cạnh đó ông Muhammed Khalid cũng thổ lộ, tuyển Pakistan đến tham dự giải lần này có mục tiêu cao hơn chiến thắng là trình diễn trận đấu hay phục vụ người hâm mộ trên tinh thần thể thao chân chính đồng thời xây dựng tình hữu nghị với đất nước, con người Việt Nam.

Về phía chủ nhà Việt Nam, HLV Baroch cho biết đội có thuận lợi là được luyện tập làm quen khá lâu với điều kiện thi đấu tại TP.Đà Lạt.

Thẳng thắn thừa nhận trình độ các tay vợt Việt Nam yếu hơn Pakistan, HLV Baroch cũng lên giây cót tinh thần cho các học trò rằng: “Đã thi đấu sẽ có đội thắng, đội thua và không ai muốn mình phải thua, do đó mục tiêu của tuyển Việt Nam vẫn là giành thắng lợi”.

Ngoài ra, vị chuyên gia Úc này cho rằng điều mà các tay vợt Việt Nam cần thể hiện là sự tự tin để có trận đấu hay, hấp dẫn trước các tay vợt Pakistan.

Tay vợt đánh đơn số 1 Việt Nam Nguyễn Hoàng Thiên chia sẻ, anh đã hồi phục hoàn toàn chấn thương và sẵn sàng cho trận đấu với Pakistan. Tay vợt chủ lực đôi Lê Quốc Khánh cũng khẳng định chấn thương không còn là vấn đề lớn khi anh được nghỉ dưỡng, chăm sóc trong những ngày qua và hoàn toàn sung sức chờ ngày tranh tài.

Lịch trình Davis Cup nhóm 2 tại TP. Đà Lạt

- Ngày 13.2: bốc thăm (10:30 theo giờ Việt Nam)

- Ngày 14.2: thi đấu 2 trận đơn (bắt đầu lúc 9:30 theo giờ Việt Nam)

- Ngày 15.2: thi đấu 1 trận đôi (bắt đầu lúc 11:30 theo giờ Việt Nam)

- Ngày 16.2: thi đấu 2 trận đơn (bắt đầu lúc 9:30 theo giờ Việt Nam).

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Australia Open 2014 - Grand Slam hạnh phúc của Nadal

Một năm trước Nadal không thể tưởng tượng được thành công mà mình sẽ đạt được trong 12 tháng tiếp theo. Đầu năm 2013, Rafael Nadal hồi phục chấn thương đầu gối sau 7 tháng nghỉ thi đấu. Nhưng anh không tham dự Australia Open 2013, đành ngồi nhìn Djokovic và Murray đấu chung kết.

Nhưng cuối cùng, Melbourne Park là Grand Slam hạnh phúc của Rafa. Vào ngày mai (26/1), anh sẽ có cơ hội đoạt Grand Slam lần thứ 14 trong sự nghiệp, giúp anh đứng thứ 2 trong danh sách những tay vợt nam vĩ đại nhất cùng Pete Sampras.

Nadal có chiến thắng thuyết phục trước Federer ở bán kết chỉ sau 3 set.

Danh hiệu vô địch (nếu đã được) sẽ bổ sung vào bảng thành tích tuyệt hảo của Nadal sau chức vô địch Roland Garros 2013 và US Open 2013. Nó cũng sẽ giúp anh đoạt được chức vô địch Australia Open lần thứ 2 trong sự nghiệp, giải đấu mà anh chịu nhiều đau khổ trong gần 1 thập kỷ qua.
Nếu đánh bại Wawrinka, Nadal sẽ trở thành tay vợt nam đầu tiên sau kỷ nguyên mở giành ít nhất 2 danh hiệu tại mỗi giải Grand Slam. Trước đó, Nadal đã giành 8 danh hiệu Roland Garros, 2 US Open, 2 Wimbledon và 1 Australia Open (2009).

“Tôi đã có những khoảnh khắc rất đáng nhớ trên sân Rod Laver trong quá khứ và cả năm nay bởi vì đây là giải Grand Slam mà tôi gặp nhiều vấn đề trong suốt sự nghiệp của mình”, Nadal cho biết sau khi đánh bại Federer ở trận bán kết.

“Năm 2006 tôi đã không thể thi đấu do chấn thương từ giải Madrid cuối năm 2005. Năm 2010, tôi phải bỏ cuộc khi gặp Andy Murray do chấn thương đầu gối. Năm 2011, tôi không muốn bỏ cuộc nhưng gặp vấn đề ở bắp chân. Còn năm ngoái, tôi đã không thể tham dự”.



Năm 2009, Nadal đã vô địch Australia Open khi trong nước mắt của Federer.

“Trong nhiều năm, tôi không thể có cơ hội chơi tại giải đấu với những điều kiện hoàn hảo mà tôi thật sự rất yêu thích. Vì thế, việc lọt vào chung kết năm nay là điều rất đặc biệt đối với tôi”, Nadal cho biết.

Đánh bại Federer sau 3 set: 7-6, 6-3, 6-3 Nadal đã lần thứ 19 góp mặt tại chung kết Grand Slam. Chiến thắng này giúp Nadal cải thiện thành tích đối đầu với Federer lên thành 23-10. Đối với Rafa, mỗi trận đấu với tay vợt 17 vô địch Grand Slam luôn rất đặc biệt.

“Khi tôi vào sân chống lại Roger, tôi biết rằng mình đang chơi với một tay vợt có thể làm những điều không tưởng. Tôi xem mỗi trận đấu là một câu chuyện khác nhau. Những chiến thắng trong quá khứ giúp tôi tự tin hơn trong việc chống lại anh ấy”, Nadal cho biết về Federer sau trận bán kết.
Tại chung kết, Nadal sẽ đối mặt với một tay vợt Thụy Sỹ khác- Wawrinka. Anh đang hướng đến chức vô địch tại Melbourne Park, một chức vô địch hết sức đặc biệt.

Giải mã nguyên nhân thất bại của Federer

Trên đường vào đến bán kết Grand Slam đầu năm, Federer đã thể một bộ mặt khá đáng khen khi lần lượt đánh bại cả 2 tay vợt trong top 10 là Jo-Wilfried Tsonga (vòng 4) và Andy Murray (tứ kết). Phong độ lên cao khiến NHM đặt nhiều kỳ vọng về một cuộc đối đầu nảy lửa giữa hai tay vợt, hay chí ít là Federer cũng gây được nhiều khó khăn cho đàn em đang tràn đầy quyết tâm, nhất là sau khi ĐKVĐ Novak Djokovic bị loại.

Và trên thực tế, trận đấu đã diễn ra cực ky hấp dẫn. Nhưng tiếc là Federer chỉ có thể phô bày những kỹ năng tốt nhất của mình trong set 1, còn lại anh hoàn toàn tỏ ra lép vế trước đối thủ.

Federer rời Melbourne trong một trận đấu hoàn toàn "lép vế" trước đối thủ.

Dừng bước tại bán kết trước đàn em, Federer không chỉ có trận thua thứ 6 liên tiếp trong vòng hơn 1 năm qua. Anh còn đánh mất cơ hội lớn để có Grand Slam thứ 18, khi người đặt chân vào chung kết trước đó chỉ là Wawrinka. Tay vợt chỉ thắng FedEx đúng 1 lần trong tổng số 13 cuộc dụng độ trong quá khứ.

Đã có nhiều nguyên nhân được đưa ra xung quanh thất bại của Federer, nhưng chung quy lại, những lý do lớn nhất xuất phát từ chính bản thân tay vợt người Thụy Sỹ hơn là từ đối thủ.

Thứ nhất, Federer không còn giao bóng tốt như trước đây, đặc biệt là ở những cuộc đối đầu với Nadal. Nadal không phải là một tay vợt mạnh trong những cú trả giao, nhưng Federer lại không biết khai thác triệt để điều đó. Ở trận tứ kết, Grigor Dimitrov đã áp dụng chiến thuật giao bóng ra mang tối đa và nhằm vào góc trái tay của đối thủ để tân công khiến tay vợt người Tây Ban Nha phải vô cùng vất vả để đánh trả. "Tàu tốc hành" có thể là một trong những tay vợt giao bóng "kín" và khó đoán nhất TG, nhưng tốc độ trung bình 181km/giờ rõ ràng là chưa thể làm khó được Nadal.

Nadal đang tràn trề cơ hội vô địch khi giáp mặt Wawrinka, người anh chưa bao giờ thua trong quá khứ.

Thứ hai, những cú trái tay từng làm nên thương hiệu của Federer ít nhiều đã bị mai một theo thời gian. Ở trận bán kết, anh chỉ có thể trả trái chéo sân chứ hiếm khi người ta thấy những pha dọc dây hiểm hóc và khai thác tốt những khoảng trống ở phần sân bên kia. Nadal cũng vì thế mà đoán được hầu hết hướng bóng trong các tình huống đánh trả của đàn anh. Thậm chí, tay vợt số 1 TG chỉ để FedEx ghi đúng 2 điểm trực tiếp từ các cú bung trái.

Thứ ba, Federer ít nhiều đã yếu đi ở những pha đôi công dài hơi. Thể lực của một tay vợt 33 tuổi không cho phép "tàu tốc hành" chơi ăn miếng trả miếng như những đàn em đang bước vào thời kì sung sứng. Theo thống kê của tiểu ban kỹ thuật, FedEx thua toàn diện Nadal ở những loạt đôi công 20 lần chạm vợt. Anh cũng không phải là mẫu tay vợt "lỳ đòn" như Nadal. Bởi thế, khi "tàu tốc hành" thua set 1, nhiều người đã ít nhiều đoán ra được kịch bản của trận đấu. Ở thời điểm sau đó, tay vợt 33 tuổi liên tục đánh hỏng, đặc biệt là ở những cú bắt volley trong điều kiện hết sức thuận lợi.

Thế nhưng, nếu công bằng nhìn lại, Nadal đã chiến thắng vì anh chơi quá xuất sắc. Từ giao bóng, kiểm soát thế trận cho tới tâm lý cực ổn định. Không chỉ mạnh trong những cú thuận xoáy và hiểm hóc, số 1 TG còn phát huy được phẩm chất ở cả những cú trái. Anh thoải mái tung ra những pha dứt điểm chéo sân, dọc dây dưới sự cổ vũ nồng nhiệt của các khán giả tại Rod Laver Arena. Thậm chí, tỉ lệ giao bóng 2 ăn điểm của Rafa còn vượt trội so với tỉ lệ giao bóng 1 (73% so với 70%). Đây cũng là một trong những con số thống kê ấn tượng nhất ở trận bán kết vừa diễn ra cách đây đúng 1 ngày.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Quần vợt nữ Việt Nam đặt mục tiêu khiêm tốn

Hôm qua, Tổng cục TDTT ra quyết định tập trung tuyển quần vợt nữ QG gồm 5 tay vợt Huỳnh Phi Khanh, Trần Thị Tâm Hảo, Đào Minh Trang, Sĩ Bội Ngọc và Phan Thị Thanh Bình.

Phi Khanh sẽ là chủ lực của đội nữ - Ảnh: Khả Hòa


Do bận học và tập huấn ở Mỹ, tay vợt số 1 Huỳnh Phương Đài Trang không thể góp mặt cùng đội. Thêm sự vắng mặt của tay vợt khác nhiều kinh nghiệm là Nguyễn Ái Ngọc Vân khiến tuyển nữ quần vợt vốn đã yếu lại càng yếu.

HLV Trần Quốc Phong cho biết Fed Cup nhóm 2 khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm nay thu hút 13 đội tranh tài từ ngày 4.2 đến ngày 8.2 tại Kazakhstan. Các đội chia làm 4 bảng đấu vòng tròn chọn 4 đội nhất bảng tranh lên hạng. Do nhóm này không có rớt hạng nên các đội còn lại sẽ tranh thứ hạng từ 5 đến 13. Ông Phong nói: “Việc thiếu vắng chủ lực Đài Trang khiến đội tuyển nữ chỉ đặt mục tiêu xếp hạng 8/13 đội.

Đây là chỉ tiêu vừa sức và cũng đúng với khả năng của đội. Trong từng trận đấu, chúng tôi sẽ cố gắng thi đấu tự tin, đề ra chiến thuật hợp lý, nhằm giải quyết tốt những trận trong cùng đẳng cấp và đồng thời không để tạo ra nhũng cách biệt quá lớn khi gặp những đối thủ mạnh”.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Giải Gland Slam: Đừng đến nếu không chịu nổi nhiệt

Cái nóng như đổ lửa mùa hè tại Australia thực sự là thách thức cho bất cứ ai muốn đi đến tận cùng của đỉnh vinh quang giải Gland Slam đầu tiên năm 2014.

Thi đấu dưới nhiệt độ lên tới trên 40 độ C thực sự không hề dễ chịu với bất cứ ai, vận động viên nào ở mọi bộ môn thể thao. Thế mà quần vợt mà cụ thể là tại Australia Open, vốn nổi tiếng dành cho người có điều kiện tới thưởng thức, đang trở thành một cuộc hành xác đúng nghĩa. Đơn giản người ngồi dưới bóng râm trên khán đài cũng đủ thấy tồi tệ, nên người chạy trên sân đối mặt với cuộc tra tấn thật sự. Nhiệt độ tại Melbourne đang thực sự là một thách thức.

Sharapova phải chườm đá để hạ nhiệt giữa trận đấu. Ảnh: Getty Images

Andy Murray miêu tả thời tiết nóng tại đây là “kinh khủng” đủ để nói lên tất cả. “Chênh lệch 5 hay 6 độ là rất lớn. Tập luyện với nhiệt độ 32 độ C, rồi thi đấu trong thời tiết 40 độ C là sự khác biệt rất lớn. Mặt sân như nướng thịt, cảm giác rất nóng, bàn chân rát lên và bắt đầu uể oải, rồi mặt trời còn chiếu vào mặt. Da bạn đang bị cháy. Không dễ dàng gì”. Tuy nhiên, để lên đỉnh các tay vợt cần biết thích nghi và vượt qua điều kiện đó.

Trước đây, Roger Federer đã làm rất tốt dù anh đến từ Thụy Sĩ nằm trên đỉnh châu Âu quanh năm bao phủ bởi tuyết. Về lý thuyết, Fed sẽ trở thành miếng pho mát tan ra sau vài giờ trên sân Rod Laver Arena. Nhưng không, Fed đã từng 4 lần lên ngôi tại đây. Bí quyết đơn giản của Fed là tập luyện bởi “ai cũng biết trời nóng tại Australia, vì thế bạn phải tập luyện cho điều đó”.

Bây giờ giới hâm mộ tiếp tục chứng kiến sự thích nghi của Novak Djokovic. So với lần đầu tiên đăng quang chật vật năm 2009, Nole giờ đây như một xe tăng hùng dũng bất khả chiến bại.

Hôm qua, thi đấu dưới nhiệt độ lên tới 41,5 độ C, Djokovic vẫn nhanh chóng hạ Leonardo Mayer 6-0 6-4 6-4 để lọt vào vòng ba, trên con đường thực hiện mục tiêu lần thứ tư liên tiếp làm vua tại Melbourne Park. Sau trận, Nole nói “Tôi có thể lực tốt và đã tập luyện, chuẩn bị cho mùa hè Australia mà chúng tôi biết sẽ rất khó khăn với điều kiện như vậy”.

Tại giải nữ, hạt giống số một Serena Williams cũng cho thấy sự thích ứng của mình khi chỉ mất 63 phút để hạ Vesna Dolonc. Tương tự, hạt giống số 4 Li Na cũng kéo tay vợt tuổi teen Belinda Bencic trở lại mặt đất với chiến thắng để tiếp tục đi tiếp.

Ngày thứ 4 đơn nam Australian Open 2014: May mắn thuộc về Nadal

Nadal đang khởi đầu Australian Open 2014 rất thuận lợi với khá nhiều may mắn.


Đối thủ của Nadal ở vòng 2 mới 17 tuổi

Rafael Nadal [1] – Thanasi Kokkinakis (khoảng 11h, ngày 16/1)

Mặc dù đã là vòng 2 Australian Open nhưng coi đây là trận đấu đầu tiên của Rafael Nadal cũng chẳng có gì sai. Trận gặp Bernard Tomic cách đây 2 ngày mới diễn ra được 1 set, tay vợt nước chủ nhà đã phải bỏ cuộc vì chấn thương. Nếu như đó đáng lẽ ra là trận đấu khó khăn với Nadal thì giờ đây, đối thủ lại dễ hơn bao giờ hết.

Thanasi Kokkinakis mới chỉ 17 tuổi, góp mặt tại Australian Open với tấm vé đặc cách. Cậu đã vượt qua Igor Sijsling 7-6(4), 0-6, 7-6(3), 6-2 ở vòng 1. Đấy mới là trận thắng đầu tiên trong sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp của Kokkinakis.

Đây dự báo sẽ là một trận đấu hết sức dễ dàng khác của Nadal.

Bảng Preview tennis 2013 - 5 - 1
Rafael Nadal


Bảng Preview tennis 2013 - 6 - 2
Thanasi Kokkinakis
Bảng Preview tennis 2013 - 7 - 3
TBN
 V
Bảng Preview tennis 2013 - 8 - 4
Australia



1
Xếp hạng
570
27 (03.06.1986)
Tuổi
17 (10.04.1996)
Manacor, Mallorca, TBN
Nơi sinh
Adelaide, Australia
Manacor, Mallorca, TBN
Nơi sống
Adelaide, Australia
185 cm
Chiều cao
-
85 kg
Cân nặng
-
Tay trái
Tay thuận
Tay phải
2001
Thi đấu chuyên nghiệp
-
6/0
Thắng - Thua trong năm
1/1
1
Danh hiệu năm 2013
0
664/129
Thắng - Thua sự nghiệp
1/1
61
Danh hiệu
0
$64,826,283
Tổng tiền thưởng
$29,763
Đối đầu: Nadal 0-0 Kokkinakis

Roger Federer [6] – Blaz Kavcic (khoảng 14h, ngày 16/1)

Từ năm 2000 cho tới giờ, Roger Federer chưa bao giờ vắng bóng ở vòng 2 Australian Open. Tuy nhiên, lần này Tàu tốc hành sẽ không còn được chơi trên sân ưa thích nữa.

Tay vợt người Thụy Sỹ không được xếp thi đấu ở sân trung tâm Rod Laver Arena mà sẽ phải tiếp đón Blaz Kavcic trên sân Hisense Arena. Đã tròn một thập kỷ Federer không có trận đấu chính thức nào trên sân này. Lần gần đây nhất anh góp mặt ở Hisense là năm 2004, đó là năm đầu tiên anh giành được chức vô địch ở Melbourne.

Trong quá khứ, Federer chưa từng gặp Kavcic nhưng anh sẽ không phải quá lo lắng khi đối thủ của mình chỉ là tay vợt xếp hạng 99 thế giới. Mục tiêu của FedEx là chức vô địch giải Úc mở rộng thứ 5 trong sự nghiệp, thế nên anh chắc chắn sẽ không để thua sớm như vậy trước một đối thủ không mấy tên tuổi.

Bảng Preview tennis 2013 - 1 - 5
Roger Federer


Bảng Preview tennis 2013 - 2 - 6
Blaz Kavcic
Bảng Preview tennis 2013 - 3 - 7
Thụy Sỹ
 V
Bảng Preview tennis 2013 - 4 - 8
Slovenia



6
Xếp hạng
99
32 (08.08.1981)
Tuổi
26 (05.03.1987)
Basel, Thụy Sỹ
Nơi sinh
Ljubljana, Slovenia
Bottmingen, Thụy Sỹ
Nơi sống
Ljubljana, Slovenia
185 cm
Chiều cao
188 cm
85 kg
Cân nặng
79 kg
Tay phải
Tay thuận
Tay phải
1998
Thi đấu chuyên nghiệp
2005
4/1
Thắng - Thua trong năm
2/1
0
Danh hiệu năm 2013
0
927/216
Thắng - Thua sự nghiệp
45/62
77
Danh hiệu
0
$79,265,175
Tổng tiền thưởng
$1,052,594
Đối đầu: Federer 0-0 Kavcic

Andy Murray [4] – Vincent Millot (khoảng 17h, ngày 16/1)

Về độ dễ, đối thủ của Andy Murray chắc chỉ thua mỗi Rafael Nadal. Vincent Millot hiện đang xếp hạng 267 thế giới. Trong lịch sử, hai tay vợt này chưa từng chạm trán nhau nhưng không khó để dự đoán kết quả trận đấu này. Với đẳng cấp chênh lệch, Murray thừa khả năng giải quyết đối thủ trong vòng 3 set mà không mất game giao bóng nào

Bảng Preview tennis 2013 - 9 - 9
Andy Murray


Bảng Preview tennis 2013 - 10 - 10
Vincent Millot
Bảng Preview tennis 2013 - 11 - 11
V.Q.Anh
 V
Bảng Preview tennis 2013 - 12 - 12
Pháp



4
Xếp hạng
267
26 (15.05.1987)
Tuổi
27 (30.01.1986)
Dunblane, Scotland
Nơi sinh
Montpellier, Pháp
London, Anh
Nơi sống
Dijon, Pháp
190 cm
Chiều cao
173 cm
84 kg
Cân nặng
75 kg
Tay phải
Tay thuận
Tay trái
2005
Thi đấu chuyên nghiệp
2007
2/1
Thắng - Thua trong năm
1/0
0
Danh hiệu năm 2013
0
424/132
Thắng - Thua sự nghiệp
2/7
28
Danh hiệu
0
$30,294,823
Tổng tiền thưởng
$325,615
Đối đầu: Murray 0-0 Millot

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Australian Open 2014: Sharapova khó đi xa

Cựu số 1 nữ thế giới Maria Sharapova đánh dấu cuộc tái xuất tại một giải thuộc hệ thống Grand Slam bằng chiến thắng khá nhọc nhằn với tỉ số 6-3, 6-4 trước Mattek-Sands trong trận đấu muộn vòng 1 Giải Úc mở rộng 2014 tối 14-1. Tay vợt xinh đẹp người Nga bị chấn thương từ Giải Mỹ mở rộng 2013 và vắng mặt cho đến đầu năm 2014.


Sharapova vẫn giao bóng chưa tốt Ảnh: REUTERS

Vào vòng 2 nhưng Sharapova chưa tạo được ấn tượng và cú giao bóng vẫn gây âu lo cho người hâm mộ. Cả trận, Masha phạm đến 9 lỗi giao bóng kép và tỉ lệ giao bóng thành công chỉ 38%. Nếu không cải thiện điều này, tay vợt người Nga khó tiến xa.

Ngày thi đấu thứ hai của giải ghi nhận nắng nóng kỷ lục khi nhiệt độ có lúc lên đến 42,2 độ C. Tay vợt Canada F. Dancevic đã chỉ trích ban tổ chức khi bố trí anh thi đấu trên sân số 6 không có mái che. Hậu quả là anh ngất xỉu trước khi thua 3 ván trắng. Một cậu bé nhặt bóng cũng bị xỉu trong trận M. Raonic thắng D. G. Traver 3-1 ở sân số 8.

Australia Open 2014: Niềm hy vọng chủ nhà tắt lịm

Niềm hy vọng của chủ nhà tại Australian Open 2014 là Lleyton Hewitt bất ngờ bị loại ngay trận mở màn sau trận đấu kéo dài hơn bốn tiếng tại Melbourne Park.



Thành tích ấn tượng chiến thắng trước Roger Federer và Andy Murray trong mùa hè qua của Hewitt chẳng còn gì khi anh để thua hạt giống số 24 người Italia Andreas Seppi với tỷ số các set 7-6 (7/4), 6-3, 5-7, 5-7, 7-5.

Ngược lại, Federer và Murray đều có chiến thắng dễ dàng trước các đối thủ của mình để lọt vào vòng hai. Còn Nadal cũng đi tiếp do đối thủ Tomic bỏ cuộc vì chấn thương.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Giải quần vợt trẻ 50th Coffee Bowl: Hoàng Nam vào bán kết đôi nam

Sau khi thất bại tại vòng 3 nội dung đơn nam Giải quần vợt trẻ 50th Coffee Bowl đang diễn ra tại San Jose (Costa Rica), Lý Hoàng Nam cùng người đánh cặp là tay vợt Andrzejzuk Adrian (Ba Lan) đã xuất sắc lọt vào bán kết đôi nam sau khi vượt qua Hannestab (Đan Mạch)/Thomsol (Ireland) tại tứ kết.

Đều chia tay sớm tại nội dung đơn nam, cả Hoàng Nam và Andrzejzuk Adrian rất quyết tâm ở nội dung đánh đôi. Dù không xếp hạt giống, nhưng đôi Việt Nam – Ba Lan đã cho thấy sự ăn ý tuyệt vời khi có những trận đấu rất hay trước các đôi hạt giống. Điều này đã chứng minh ở trận thắng tại vòng 1 trước đôi hạt giống số 4 Tadas (Litva)/Roman (Nga) với tỷ số 2-0 (6/3, 6/2) và mới đây nhất là trận thắng ngày hôm qua trước đôi hạt giống số 6 Hannestab (Đan Mạch)/Thomsol (Ireland). Dù bị đánh giá thấp hơn nhưng Hoàng Nam/Andrzejzuk Adrian đã áp đảo và thắng 2-0 (6/2, 6/4).

Hoàng Nam. Ảnh: NAM HẢI

Tại bán kết, Hoàng Nam/ Andrzejzuk Adrian tiếp tục gặp thử thách khi đối đầu với đôi hạt giống số 1 của Braxin Orlando Luz/Joao Menezes. Joao Menezes (hạng 40 trẻ thế giới) và Orlando Luz (hạng 60 trẻ thế giới) là 2 tay vợt được xếp hạt giống số 2 và 3 nội dung đơn nam. Nhưng 2 tay vợt Brazil cũng đều dừng bước và đang rất tập trung ở nội dung đánh đôi. Đây sẽ được sự báo là trận đấu khó khăn nhất cho Hoàng Nam/Andrzejzuk Adrian.

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Lý Hoàng Nam dừng bước ở vòng 3

Trên bảng xếp hạng của Liên đoàn quần vợt quốc tế, Hoàng Nam (hạng 72 trẻ thế giới) đứng cao hơn Van Rijthoven đến 59 bậc. Tuy nhiên, điều này không phản ánh đứng thực lực của Van Rijthoven bởi anh chỉ mới bắt đầu thi đấu quốc tế nhiều để tích điểm kể từ tháng 10-2013.

Lý Hoàng Nam dừng bước trước Van Rijthoven. Ảnh T.P

Với thể hình to cao, Van Rijthoven nhập cuộc đầy mạnh mẽ khiến Hoàng Nam gặp nhiều khó khăn ở ván đầu tiên. Và tay vợt VN phải chấp nhận thất bại 1-6 ở ván 1.

Bước sang ván 2, Hoàng Nam nỗ lực hóa giải các lối đánh mạnh mẽ của Van Rijthoven. Hai tay vợt giằng co quyết liệt đến tỉ số 6-6, buộc phải giải quyết thắng thua ở loạt đánh tie-break. Dù rất cố gắng nhưng một chút thiếu may mắn khiến Hoàng Nam thua 5-7 ở loạt tie-break quyết định này. Chung cuộc, Hoàng Nam đã thua 0-2 (1-6, 6-7) trước Van Rijthoven và dừng bước ở vòng 3.

Ở nội dung đôi nam, Hoàng Nam đứng cặp với tay vợt Ba Lan Adrian Andrzejczuk đã giành quyền vào tứ kết sau khi vượt qua đôi liên quân Daniel Merker (Ecuador)/Serjen Olmedo (Chile) ở vòng 2.