Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Milos Raonic giành danh hiệu ATP thứ năm trong sự nghiệp

Tay vợt được coi là tương lai của tennis thế giới vượt qua đối thủ mạnh Tomas Berdych trong trận chung kết giải Thái Lan mở rộng 2013 vào tối 29/9 để giành danh hiệu ATP thứ hai trong năm.

Trước trận đấu với hạt giống số một Berdych, Milos Raonic (3) trải qua hai trận đấu khó khăn với Feleciano Lopez (6) ở tứ kết và Richard Gasquet (2) ở bán kết. Tuy vậy, anh vẫn chơi khá tốt trước đối thủ Berdych nhiều kinh nghiệm hơn hẳn. Trong set một, hai tay vợt rượt đuổi đến tỷ số 6-6 trước khi Raonic vượt lên ở bàn tie-break với tỷ số 7-4. Đến set hai, Raonic bẻ game của Berdych rồi giữ vững các game giao bóng của mình để chiến thắng 6-3.

Tỷ số 2-0 ở trận chung kết giúp Raonic lần đầu đăng quang ở giải Thái Lan mở rộng, giải đấu từng ghi danh nhiều nhà vô địch nổi tiếng như Federer, Murray... Chức vô địch lần này cũng giúp tay vợt người Canada có thêm 250 điểm để tiến gần hơn đến mục tiêu lọt vào top 10 trong năm 2013.

Kể từ khi hợp tác với HLV Ivan Ljubicic, thành tích của Milos Raonic có nhiều tiến bộ. Năm nay, anh lần đầu lọt vào một trận chung kết giải ATP 1000 và chơi tốt ở giải Mỹ mở rộng 2013. Đến giải Thái Lan mở rộng, tay vợt người Canada rơi vào nhánh thi đấu khó khăn nhưng anh đã vượt qua để giành danh hiệu ATP thứ năm trong sự nghiệp.

Ở một giải ATP 250 khác diễn ra tại Malaysia, bất ngờ liên tiếp diễn ra khi tay vợt chỉ được dự giải theo diện đặc cách là Joao Sousa vượt qua hết các đối thủ để giành ngôi vô địch. Trong trận chung kết với hạt giống số 5 Julien Benneteau, tay vợt hạng 77 thế giới người Bồ Đào Nha ngược dòng thắng 2-1 (2-6, 7-5, 6-4). Trước đó, Sousa cũng hạ hạt giống số một David Ferrer ở tứ kết và hạt giống số 4 Jurgen Melzer ở bán kết.

Backhand - điểm yếu được định sẵn

Trong một cuộc phỏng vấn, một tay vợt từng nằm trong Top 10 thế giới đã tâm sự với tôi rằng cú backhand của anh thật tệ. Đó là một trong những khoảng khắc hiếm hoi khoảng cách cực lớn giữa các tay vợt trình độ giải trí và chuyên nghiệp dường như tan biến. Làm sao một người choi tennis để kiếm sống có thể chấp nhận cú đánh của mình thấp? Có đấy. Nếu mổ xẻ giới chuyên nghiệp, có vô số ví dụ về các tay vợt mang “của nợ” rành rành. Bạn nhớ Andy Roddick chứ? Cú volley hoặc backhand của anh ta đó.
 
Dĩ nhiên, cũng có những tay vợt hoàn hảo, Roger Federer là điển hình nhất. Song hầu hết tay vợt chuyên nghiệp giống chúng ta, nhưng người chơi giải trí ở điểm: họ có điểm mạnh và họ cũng có những “của nợ”.
 
Cú forehand của tôi khiến tôi suy nghĩ về điều đó. Nó là cú đánh hay nhất và hầu như không bao giờ khiến tôi phiền lòng. Nó tuyệt đối có cảm giác tự nhiên kể từ lần đầu tôi cầm vợt kiểu “trời sinh ra thế”. Khi còn là đứa bé chưa được huấn luyện, forehand là cú tôi muốn đánh và là cú duy nhất mà tôi cảm thấy thoải mái. Khi bắt đầu những bài học tennis, các cú forehand càng củng cố cho tôi rằng nó đã được định sẵn vai trò bằng hữu với tôi trên sân. Đến giờ, dù trình độ của tôi khoảng 4, 0-4, 5 trên thang NTRP (National Tennis Rating Program) nhưng tôi vẫn cho rằng cú forehand của mình tốt hơn những người có điểm tổng quát cao hơn. NTRP hệ thống phân loại trình độ tennis với thang điểm từ 1-7 của Mỹ để từ đó người chơi quần vợt có thể chọn tham gia các giải đấu trên toàn nước Mỹ cho phù hợp.
 
Trái lại, cú backhand của tôi cho tôi cảm giác kỳ cục, gượng gạo ngay từ lúc tôi cầm vợt lần đầu tiên. Ngoài chuyện thời gian đưa vợt ra khoảng cách xa thân người rồi ép vào bóng, thực hiện mọi thứ trong cú đánh này trong lúc chạy đòi hỏi mức độ nhanh nhẹn nhất định nhưng đó lại là những chuyện tôi lảng tránh. Thế là, hầu như lúc nào tôi cũng chọn cách cắt bóng, chỉ đánh bóng khi tôi cảm thấy đặc biệt tự tin hoặc bị dồn vào thế đường cùng và đó là cách đối phó duy nhất.
 
Tuy nhiên, một số người lại “yêu” backhand, chẳng hạn như bạn của tôi. Đây là người cảm thấy backhand là cú đánh mà anh cảm thấy tự nhiên nhất trong động tác xoáy, vặn người rồi bung sức mạnh vào bóng.
 
Tôi luôn tự hỏi về những lý do khiến một số tay vợt chuyên nghiệp có khuynh hướng thiên về một số cú đánh nào đó, nhưng thường không có câu trả lời. Bạn sẽ nghĩ rằng ai đó chơi tennis để kiếm sống sẽ cống hiến hết mình để trở thành bậc thầy trong tất cả cú đánh, song thường thì điều đó không đúng. Sự thật phổ biến là họ, các tay vợt chuyên nghiệp dồn hết tâm sức vào một cú đánh mạnh nhất và xây dựng lối chơi xung quanh đó, sắp đặt mọi thứ để có thể dùng vũ khí mạnh nhất của mình.
 
Bạn có thể gọi đó là ngạc nhiên, lười nhác hoặc là mặc cho tự nhiên dạy bảo. Có lẽ các tay chuyên nghiệp hiểu được điều giống như tôi: Dù có tập luyện nhiều đến bao nhiều thì những cú đánh khác sẽ không bao giờ tốt như cú forehand của tôi. Và vì những cú đánh đó không đến với tôi một cách tự nhiên, chúng sẽ luôn dễ vỡ vụn dưới áp lực.
 
Tâm sự của tay vợt Top 10 nói trên khiến tôi cảm thấy nhẹ lòng hơn về những cú backhand mà tôi đã loay hoay đi tìm trong nhiều năm. Tôi tiếp xúc dùng cú forehand ưa thích của mình, tiếp tục tập thêm backhand dù vẫn coi nó là “của nợ”. Và tự hứa sẽ không tìm cách né tránh “của nợ”.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Chấn thương trong tennis - Những khoảng lặng cuộc đời

Có thể nói, Rogers Cup là một trong những giải đấu thuộc hệ thống Masters (tại Toronto, Canada) từ ngày 5 đến 11-8 là cuộc tập dượt quyết định cho giải đầu Grand Slam cuối cùng trong năm – US Open. Nhưng Rogers Cup năm nay thiếu vắng hàng loạt các tay vợt mạnh vì  chấn thương. Trước hết là tay vợt nữ hạng 2 thế giới Maria Sharapova. Chấn thương hông từ giải Wimbledon trước đó khiến Sharapova không thể tham dự. Hai ngày trước khai cuộc, đến lượt tay vợt cựu số 1 thế giới Roger Federer cũng tuyển bố rút lui vì chấn thương lưng.
 
Thật ra sự vắng mặt của anh đã được dự báo khi trong tháng 7 cũng vì chấn thường này anh đã thua hai tay vợt có thứ hạng thấp hơn mình rất nhiều là F. Delbonis (hạng 114) và D. Brands (55). Vài giờ trước giải, tay vợt nữ hạt giống số 2, Victoria Azarenka cũng rút lui vì chấn thương lưng. Cú trượt chân và té trong trận gặp Koehler trước đó được cho là khá nặng và cô đã phải có sự can thiệp của bác sĩ mới có thể thi đấu tiếp. Chưa hết, ngay trước vòng 1 của Rogers Cup, đến lượt tay vợt người Anh Laura Robson rút lui vì chấn thương. Thật sự là… ngợp vì chấn thương.
 
Tất nhiên, có thể hiểu thời gian dưỡng thương cũng là khoảng thời gian nghỉ ngơi trước thềm trận đánh lớn nhưng với các tay vợt chuyên nghiệp, bỏ qua một cơ hội để kiếm tiền (điểm số cao sẽ giúp các tay vợt giành gấp đôi số tiền thưởng ở giải Mỹ mở rộng sau đó). Có thể nói với cuộc đời các tay vợt, thời gian nghỉ thi đấu vì chấn thương là những khoảng lặng đáng sợ. Rafael Nadal đã từng nhìn nhận thời gian nghỉ thi đấu đến tháng 7 tháng ròng vì chấn thương là khoảng thời gian đòi hỏi phải có ý chí và sự phấn đấu nỗ lực mới có thể vượt qua.
 
So với vài năm trước mặt sân thi đấu, giày, thậm chí vợt và cả dây vợt cũng đã được thay đổi rất nhiều để giúp các tay vợt phát huy tối đa sức mạnh của mình và giảm thiểu khả năng chấn thương. Tuy nhiên sự tiến bộ của công nghệ dường như luôn có mặt trái của nó khi tốc độ nhanh hơn buộc VĐV phải di chuyển nhiều hơn và cùng với vòng xoay của guồng máy “kiếm tiền” khi các giải đấu trở nên dày đặc hơn vì sự cải tiến của dụng cụ vẫn chưa đủ để bù đắp.
 
Trong tennis chấn thương nào cũng ảnh hưởng đến kỹ thuật nhựng chấn thương lưng hay khuỷu tay mới thật sự là nỗi ám ảnh khủng khiếp. Đã có tổng kết 10 người bị đau khuỷu tay (elbow). Nguyên nhân được các nhà khoa học thể thao khẳng định là do chơi sai quy cách, do tập quá sức, do vợt quá nặng hoặc lưới đan quá căng, cán vợt quá lớn so với bàn tay, mặt sân quá cứng hoặc không khởi động kỹ… Nhưng ngay cả các tay vợt chuyên nghiệp cũng không thể “thoát” khỏi nỗi ám ảnh này và với họ thì chắc chắn cái gọi là nguyên nhân ở trên lại không hề chính xác. Thử hình dung: với tốc độ giao bóng trên 200km/giờ của các tay vợt chuyên nghiệp và không ít các tay vợt nghiệp dư có thể giao bóng trên 100km/ giờ thì khớp tay chịu sự va đập mạnh đến mức nào khi đỡ hay đánh trả trái bóng.
 
Chính vì vậy tennis elbow (còn gọi là hội chứng tennis) thực chất là tình trạng viêm hoặc rách gân cơ duỗi tại chỗ bám vào xương lồi cầu phía ngoài khuỷu tay. Việc nhóm gân, cơ này bị tổn thương, suy yếu phần lớn do phải chịu đựng lực căng, kéo do sự vận động quá sức tạo nên… Nói tản mạn đến chuyện chấn thương để nghiệm ra một điều: chấn thương trong thể thao nói chung và tennis nói riêng luôn gắn liền với cuộc đời VĐV như là một định mệnh. Và đã chấn thương thì không thể thi đấu hay chơi thể thao. Có nghĩa với các tay vợt, ngoài “tuổi thọ” trong nghề quá ngắn còn luôn bị ám ảnh chấn thương treo lơ lửng trên đầu khiến cuộc đời thể thao của họ có thể chấm dứt bất cứ lúc nào.
 
Trong nhiều bài viết của mình tôi vẫn luôn nhắc đến việc ai cũng có thần tượng của mình và với tôi Roger Federer là một thần tượng như vậy. Chính vì thế cũng như nhiều người hâm mộ anh, khi chứng kiến cảnh anh thua trước các tay vợt hạng thấp hơn mình 50 hay 100 bậc mới thấy ngậm ngùi. Thậm chí từ đầu năm 2013, đến tận tháng 4 anh không thể vào chung kết bất cứ giải đấu nào và mãi đến tháng 6, mới có một chức vô địch đầu tiên (giải Halle Open) mới thấy sự nghiệt ngã của năm tháng. Tay vợt có cú đánh uy lực, lối chơi lịch lãm, một thời được ví như tàu tốc hành khi nghiền nát đối thủ vậy mà cả 3 giải Grand Slam trước Mỹ mở rộng thì bị loại ở bán kết Ausralian Open, rơi đài ở tứ kể Roland Garros và tệ nhất là bị loại ở vòng 2 Wimbledon, mới đây là Vòng 4 US Open. Có thể dự báo trước khoảng thời gian còn lại và có lẽ đến lúc người ta sẽ phải dùng đến cụm từ mà trước đây chỉ dành cho các đối thủ của anh đó là: Bất ngờ giành chiến thắng.
 
Nhưng Roger Federer đã có tất cả. Ngoài các danh hiệu vô địch (khó thể đếm hết) và số tiền thưởng anh kiếm được sau 15 năm chơi tennis chuyên nghiệp gần 77 triệu đô la thì anh còn kiếm thêm không biết bao nhiêu là tiền từ các hợp đồng quảng cáo. Hàng triệu các tay vợt nhà nghề khác phải chấm dứt cuộc đời cầm vợt của mình mà chẳng hề có gì. So sánh nhỏ để thấy nỗi ngậm ngùi lớn của nghiệp tennis.
 
Tôi gọi chấn thương trong tennis như những khoảng lặng của cuộc đời VĐV. Nhưng khoảng lặng cũng có thể là dấu chấm hết. Đối diện với thực tế này để những nhà làm thể thao chuyên nghiệp (được phân công chỉ chăm lo cho thể thao) và cả các tay vợt đã và đang khao khát trở thành một tay vợt chuyên nghiệp biết trân trọng khoảng thời gian sống của mình và của đối tượng mình và của đối tượng mình phải quan tâm, chăm sóc, sự thờ ơ, vô cảm với tuổi thọ thể thao đồng nghĩa với sự lãng phí thứ tài sản mà ai cũng biết đầu tư đó là thời gian.
Và đó mới là chấn thương lớn nhất của cuộc đời.

5 bài tập thể lực để hoàn thiện cú thuận tay sát thủ

Cú thuận tay luôn được biết đến lá cú đánh mang lại nhiều điểm số. Vậy hãy thử áp dụng . . . 5 bài tập để hoàn thiện cú thuận tay sát thủ:
 
Bài tập 1 - Phát triển lực và sự dẻo dai, linh hoạt

Đứng đối diện một bức tường trong tư thế mini-squat (đứng hai chân ngang bằng hông sau đó hơi chùn hai gối). Xoay người và đặt hầu hết trọng lượng cơ thể lên chăn phải. Tay giữ bóng y khoa ở phía sau hông phải (nếu bạn thuận tay phải).
Giữ vị thế vững cho phần thân trên trong toàn bộ động tác. Cố gắng đạt đúng tư thế vác hàng lên vai với đầu gối và hông gập lại trong khi xoay phần thân người. Khi ném bóng, phải chắc là bạn rướn hông hoàn toàn để giải phóng toàn bộ năng lượng trong quá trình “tải hàng”. Kết thúc động tác như lúc thực hiện cú thuận tay. Ném bóng vào tường trong khi xoay hông sang phải. Bắt bóng và trở về tư thế xoay người trước đó.
 
Bài tập 2 - Cải thiện độ ổn định cho phần dưới cơ thể, tăng cường lực cho vai và cẳng tay

Mắc dây đàn hồi chuyên dụng trong thể thao vào một cây cột. Đứng vuông góc với nó ở tư thế mini-squat (hoặc tư thế ưỡn ngực). Duỗi cánh tay ngang vai và thẳng hàng với xương ức. Trong lúc giữ đúng tư thế tốt, xoay phần trên cơ thể để kéo dây, tập trung thực hiện sự ổn định cho phần thân người trong suốt cự li chuyển động. Giữ vị trí tốt cho phần thân dưới để củng cố độ ổn định cho phần này và duỗi cánh tay để tăng cường sức mạnh cho vai và cẳng tay. Kiểm soát tốc độ khi bạn trở về tư thế ban đầu để đáp ứng yêu cầu giảm tốc của cơ.
Xoay người càng xa càng tốt, giữ yên phần dưới cơ thể trong khi bàn tay và cánh tay ngang, thẳng hàng với xương ức.
 
Bài tập 3 - Củng cố phần dưới và thân người

Đứng với 2 bàn chân sát nhau, bàn tay cầm bóng y khoa và cánh tay duỗi thẳng. Giữ tư thế đầu và lưng tự nhiên trong khi làm thân người đứng thẳng và ưỡn ngực. Lao người về trước bằng chân dẫn hướng, giữ chân theo sau ở vị trí ban đầu và đảm bảo đầu gối của chân dẫn hướng không vượt qua ngón chân. Đầu gối chân theo sau gần như chạm đất. Mắt cá chân cần được lật ngược lên.
Lao về trước và xoay người về phía chân trước trong khi giữ cánh tay duỗi thẳng.
 
Bài tập 4 - Phát triển sức mạnh và độ ổn định của thân trên và cẳng tay

Đứng ở tư thế mở với một sợi dây được cột cố định một đầu ở phía sau bạn. Mở cánh tay, giữ chặt tay nắm của dây ngang vai, khuỷu tay hơi gập. Kéo dây về phía trước người, giống đang ôm chầm một người. Kéo dây về trước thêm một đoạn ngắn trong khi khóa chặt cùi chỏ và giữ yên thân người.
 
Bài tập 5 - Phát triển sức mạnh và độ ổn định cho phần thân dưới

Đứng bằng 1 chân và đặt cone (vật dụng để phân làn trong tập luyện thể thao) ở bên ngoài chân đang đứng (ở vị trí khoảng 3 và 5 giờ). Trong lúc giữ đầu và lưng ở tư thế tự nhiên, thực hiện động tác ngồi xổm bằng 1 chân để rướn đến cone. Giữ tư thế tốt trong suốt quá trình chuyển động và đảm bảo đầu gối bạn không vượt quá ngón chân ở vị trí thấp nhất trong động tác ngồi xổm.

Hoàng Nam dừng bước tại bán kết giải Trẻ Bắc Kinh

Tài năng trẻ của quần vợt Việt Nam Lý Hoàng Nam đã dừng bước ở bán kết giải China Junior 16 Beijing (Trẻ Bắc Kinh - Trung Quốc), sau khi để thua 0-2 (6/7, 6/7) trước tay vợt người Latvia Arturs Lazdins.

Tay vợt trẻ tài năng của quần vợt Việt Nam Lý Hoàng Nam - Ảnh: Ngô Nguyễn

Ở tứ kết, Hoàng Nam đã gây bất ngờ lớn khi đánh bại tay vợt rất mạnh của chủ nhà Zheng Weiqiang với tỷ số 2-0 (7/5, 6/3) để giành quyền vào bán kết.

Còn ở trận bán kết vừa kết thúc trưa nay, đối thủ của Hoàng Nam là tay vợt sở hữu những cú giao bóng mạnh nhất tại giải.

Trong cuộc đối đầu với Hoàng Nam, Arturs Lazdins đã trình diễn những pha giao bóng một lên tới 190 km/giờ. Cú giao bóng hai của Lazdins cũng không xoàng, có khi đạt tới 175 km/giờ, ngang bằng với những tay vợt đẳng cấp thế giới.

Mặc dù tỏ ra yếu thế hơn trong việc chống đỡ những quả giao bóng... sấm sét của Lazdins, nhưng tay vợt 16 tuổi của Việt Nam vẫn thi đấu rất kiên cường. Trong cả 2 ván, Hoàng Nam đều buộc đối thủ phải rượt đuổi điểm số và phân định thắng thua bằng loạt tie break.

Ở loạt tie break của ván đầu, Hoàng Nam vượt dẫn đến 5/1 nhưng để đối thủ gỡ 5/5 và thắng ngược 10/8.

Ở loạt tie break ván 2, Hoàng Nam thất bại với điểm số 4/7.

Thành tích lọt vào bán kết giải sẽ giúp Hoàng Nam tích lũy điểm, thăng tiến trên bảng xếp hạng trẻ ITF nhằm tìm suất góp mặt ở giải trẻ Úc mở rộng, Grand Slam trẻ đầu tiên trong năm 2014.

Quần vợt Việt Nam làm gì sau thành công tại Davis Cup?

Grand Slam đương nhiên là giấc mơ xa, nhưng trong hệ thống thi đấu chuyên nghiệp của làng banh nỉ thế giới, có một sân chơi mà quần vợt Việt Nam nghiễm nhiên có mặt - Davis Cup. Sân chơi mà phải tròn 10 năm mới lên nổi hai bậc với đủ chuyện hỷ, nộ, ái, ố của cả làng quần vợt quốc gia.

Ít ai còn nhớ, quần vợt Việt Nam từng 10 năm góp mặt tại Davis Cup. Đó là từ 1964 đến 1974 gắn với tên tuổi “Trụ đồng” Võ Văn Bảy, người mà 21 tuổi mới cầm vợt, nhưng tài năng thì vươn tới tầm châu lục. Vào thời điểm đó, cùng với người em trai Võ Văn Thành và những đồng đội như Lưu Hoàng Đức , Ly Aline... đội nam quần vợt miền Nam Việt Nam luôn có mặt ở tốp đầu quần vợt châu lục tại Daivis Cup với Nhật Bản, Ấn Độ...

Nhưng đó là câu chuyện đã xưa! mà ngày xưa với quần vợt Việt Nam lúc này thì chỉ là chuyện... mơ về! Davis Cup là minh chứng rõ nhất. Năm 2003 trở lại với hạng thấp nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương - nhóm IV, chả mấy ai để ý đến cái sân chơi này với lý do thật đơn giản, nó quá lớn nếu so với giấc mơ SEA Games gần hơn.

Vào năm đó, lứa Đỗ Minh Quân, Lê Quốc Khánh, Ngô Quang Huy, Ngô Đức Dương đã đánh bại Myanmar để giành quyền lên chơi nhóm III. Nhưng rồi suốt 10 năm sau, phải tới tận lúc này, khi mà Đỗ Minh Quân trở lại cùng Lê Quốc Khánh để tiếp tục làm trụ cột, quần vợt Việt Nam mới lên nổi nhóm II.

Không phủ nhận đó là một kỳ tích lớn thể hiện cho sức tiến của quần vợt Việt Nam lúc này khi bắt đầu "chung chiếu" với những Thái Lan, Philippines, New Zealand... tại một sân chơi lớn, nhưng có lẽ cũng giống như Grand Slam, Davis Cup không hề là chỗ để banh nỉ Việt Nam có quyền mơ mộng nhiều. Nhóm đầu châu Á với những Australia, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc... còn có khoảng cách quá xa, trong khi để giữ hạng II khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm sau thôi cũng đã là thành công quá lớn rồi.

Quan trọng hơn, thành công tại Davis Cup mùa này, tiếp tục cho thấy tiềm năng mới của quần vợt Việt Nam với một thế hệ trẻ. Nguyễn Hoàng Thiên đã không hề chững lại như giới chuyên môn lo ngại; một Phạm Minh Tuấn mới 20 tuổi và chưa có tên trong bảng xếp hạng Liên đoàn quần vợt nam chuyên nghiệp ATP nhưng đã có những màn trình diễn khá thuyết phục trong lần đầu được dự Davis Cup. Và rõ ràng, nếu như không có sự cố "bỏ đội", thì nhà vô địch Đại hội thể thao trẻ châu Á Lý Hoàng Nam cũng đã có lần thứ 2 tham dự Davis Cup.

Mừng cho thành công của đội tuyển, nhưng tiếc cho Hoàng Nam và cả những người liên quan khi màu cờ, sắc áo không được đặt lên hàng đầu. Đó cũng là điều lý giải tại sao, dù tiềm năng là có thật, nhưng quần vợt Việt Nam chưa thể tiến lên khi nhiều người vẫn không nhìn vào một hướng. Rồi ở góc độ chuyên môn, khi mà 10 năm, Đỗ Minh Quân vẫn phải "kéo cày" để giúp đội tuyển nam tăng 2 bậc tại Davis Cup, thì việc những cây vợt trẻ không được thử lửa tại sân chơi này quả là đáng tiếc.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Việt Nam giành trận thắng thứ ba liên tiếp tại Davis Cup

Trong trận đấu cuối cùng bảng tại Davis Cup, tuyển tennis nam Việt Nam tiếp tục thắng tưng bừng đội chủ nhà UAE để giành ngôi nhất bảng và tạo lợi thế ở vòng tranh suất thăng hạng.

Ở trận đơn đầu tiên, tay vợt chủ lực Hoàng Thiên tiếp tục chứng tỏ phong độ tuyệt vời khi thắng trận đơn thứ ba liên tiếp. Tay vợt từng được gia đình đầu tư cả triệu USD để phát triển sự nghiệp tennis luôn gặp vấn đề tâm lý mỗi khi thi đấu cho đội tuyển quốc gia, nhưng lần này anh đã vượt qua trở ngại đó. Trong cả 2 set căng thẳng với đối thủ Hamad Janahi, Thiên đều vượt lên ở thời điểm quyết định để thắng cùng với tỷ số 6-4.

Trận đơn thứ hai giữa Đỗ Minh Quân với Omar Khaled Alawadhy diễn ra còn kịch tính hơn. Ở set một, các tay vợt bám đuổi từng điểm đến tỷ số 6-6 và Minh Quân xuất sắc hơn ở loạt tie-break để thắng 8-6. Đến set hai, đối thủ xếp hạng 2056 ATP của đội chủ nhà cũng liên tục gỡ điểm để cân bằng tỷ số 5-5 nhưng ở thời điểm quyết định, Minh Quân đã thể hiện được đẳng cấp khi vượt lên thắng 7-5. Trong trận đôi, cặp Quốc Khanh - Minh Tuấn thắng đối thủ Hamad - Alali 6-2 ở set một và đang dẫn 4-2 ở set hai thì đối thủ bỏ cuộc vì chấn thương.

Thắng trận 3-0, tuyển tennis nam Việt Nam xuất sắc giành ngôi nhất bảng để lọt vào vòng tranh suất thăng hạng. Theo quy định của ban tổ chức, vòng đấu này sẽ không tổ chức theo thể lực loại trực tiếp mà thi đấu vòng tròn một lượt giữa 4 đội Việt Nam, Hong Kong, Malaysia và Campuchia để xác định 2 đội đứng đầu thăng hạng. Thuận lợi cho đội Việt Nam là trận thắng Campuchia 3-0 ở vòng bảng cũng được tính vào vòng đấu này nên họ chỉ cần thắng Malaysia là sẽ chính thức giành vé thăng hạng.

Trận quyết chiến vì ngôi vua làng banh nỉ

Rafael Nadal và Novak Djokovic đều đã giành một danh hiệu Grand Slam trong năm 2013. Người thắng trong trận chung kết US Open đêm nay xứng đáng được coi là ‘ông vua làng banh nỉ’ khi chiếm nửa số danh hiệu quan trọng trong năm.

Xét về thành tích đối đầu, Nadal nhỉnh hơn Djokovic với tỷ lệ 21-15 nhưng tay vợt Serbia lại vượt trội ở tỷ số đối đầu trên mặt sân cứng là 12-6. Trong 6 trận gần đây nhất, Nadal giành chiến thắng đến 5 lần, lần thắng gần nhất diễn ra trên mặt sân cứng ở Montreal.

Cột mốc quan trọng trong những cuộc đối đầu giữa Nadal với Djokovic là trận bán kết Pháp mở rộng 2013. Trước cuộc đấu này, Nole đã thắng Nadal dễ dàng ở Monte Carlo và tràn đầy hy vọng lật đổ “ông vua đất nện” để củng cố vững chắc cho “ngôi vương” của mình. Thế nhưng, thất bại 7-9 ở set 5 dường như lấy đi mất của Nole quá nhiều. Sau trận thua này, người ta hiếm khi được thấy hình ảnh Djokovic như hồi đầu năm, anh liên tiếp thua Murray ở Wimbledon, thua Nadal ở Montreal rồi Isner ở Cincinnati.

Ở Mỹ mở rộng năm nay, phong độ của Djokovic cũng chưa thuyết phục được các chuyên gia. Anh may mắn gặp các đối thủ nhẹ ký và rất vất vả vượt qua bán kết sau 5 set với Wawrinka. Yếu tố khiến niềm tin đặt vào Nole giảm đi trong năm nay là cú trái, vốn được coi là tuyệt đỉnh của anh, đã giảm sút khá nhiều. Djokovic mới ghi được 32 điểm winner từ cú trái sau 6 trận đấu vừa qua, con số kém rất xa thời kỳ đỉnh cao của anh.

Nhiều chuyên gia đánh giá rằng, chỉ khi khôi phục được cú trái thần sầu thì Djokovic mới có cơ hội trong trận chung kết được dự đoán là rất khó khăn. Nadal rất nhạy bén trong việc khoét sâu vào điểm yếu của đối phương. Khi đối thủ yếu trái, Nadal sẽ tập trung những cú giao bóng và nhất là cú thuận tay cực xoáy vào góc này. Trong năm 2011, Nole từng có chuỗi thắng liên tiếp Nadal cũng là nhờ xử lý rất tốt các cú dồn trái của Nadal.

Phong độ của Nadal ở giải năm nay đã thuyết phục được tất cả. Anh đi từ vòng một đến trận chung kết mà chỉ mất một break và luôn thắng các đối thủ rất nhanh. Nadal đã khắc phục được 2 điểm yếu lớn nhất của mình là cú giao bóng và lên lưới nên anh gần như không có yếu huyệt vào thời điểm này. Quả thuận tay vốn cực hay của Nadal đang trở thành thứ vũ khí mà tất cả đối thủ phải lo ngại. Cho đến nay, Nadal đã ghi được 133 điểm winner từ những cú đánh kiểu này và chắc chắn, anh sẽ dành tặng “đặc sản” này cho Nole.

Hai tay vợt đã quá hiểu nhau sau 36 lần đối đầu. Cuộc gặp thượng đỉnh thứ 37 này chính là kỷ lục về số lần đối đầu trong kỷ nguyên mở rộng. Cả hai đều có lý do để giành chiến thắng. Nếu Nadal vượt qua đối thủ, anh sẽ có danh hiệu Grand Slam thứ 13 và chỉ còn kém Federer 4 danh hiệu lớn nữa. Anh cũng sẽ vươn lên chỉ kém Nole 120 điểm trên bảng xếp hạng và 99,99% sẽ vươn lên số một trong năm 2013.

Djokovic khẳng định, anh quyết tâm lên ngôi vô địch để bảo vệ bằng được ngôi số một thế giới trong năm nay. Nếu giành chức vô địch, Nole sẽ có danh hiệu Mỹ mở rộng thứ hai và tiến dần lên nhóm những tay vợt hàng đầu trong lịch sử với danh hiệu Grand Slam thứ bảy.

Lịch thi đấu

Từ 3h30 ngày 10/9, sân Arthur Ashe: Novak Djokovic (1) – Rafael Nadal (2) (đối đầu 15-21)

Tuyển Davis Cup Việt Nam ngược dòng giành vé thăng hạng

Ở hoàn cảnh khó khăn nhất, các thành viên đội Davis Cup Việt Nam bất ngờ quật khởi để thắng đối thủ mạnh Hong Kong và giành vé thi đấu ở Nhóm II châu Á mùa sau.

Thuận lợi đối với Việt Nam là đối thủ Hong Kong đã giành vé thăng hạng sau 2 trận toàn thắng trước Malaysia và Campuchia nên không còn thi đấu với tinh thần cao nhất. Trong khi đó, Việt Nam chỉ cần thắng là giành vé thăng hạng nên chơi quyết tâm đến trận cuối cùng. Ở trận đơn đầu tiên, Hoàng Thiên phải gặp đối thủ Kolev khá mạnh (hạng 1787 đơn nam) và giàu kinh nghiệm nên đã để thua 1-2. Tay vợt trẻ của Việt Nam chỉ thắng được set 2 với tỷ số 6-3 nhưng thua nhanh 3-6 và 1-6 ở 2 set còn lại.

Trận thua này buộc tuyển Việt Nam phải thắng cả hai trận còn lại mới giành được vé thăng hạng, Trách nhiệm này được đặt lên vai tay vợt trẻ Phạm Minh Tuấn mới lần đầu thi đấu đơn ở Davis Cup. Thật bất ngờ là trong lần đối đầu với đối thủ cực mạnh King Phillip (từng đứng hạng 286 thế giới), Minh Tuấn đã thi đấu xuất sắc để thắng đối thủ này 6-2 ở set đầu. Do đã chắc chắn giành vé đi tiếp nên Phillip bỏ cuộc khi vừa bắt đầu set 2 và giúp Minh Tuấn có được chiến thắng lịch sử.


Hoàng Thiên (phải) chia vui với 2 đàn anh Quốc Khánh, Minh Quân.

Ở trận đánh đôi sau đó, cặp Quốc Khánh - Minh Quân đã hoàn thành nốt nhiệm vụ khi hạ Li Hei Yin - Lam Siu Chuen với tỷ số 2-0 (6-1, 6-3) để giúp Việt Nam thắng chung cuộc 2-1 trước Hong Kong. Như vậy, cả 3 đội Việt Nam (hiệu số 6-3), Hong Kong (6-3) và Malaysia (5-4) đều có 2 trận thắng ở vòng đấu tranh suất lên hạng nhưng xét trên hiệu số trận thắng thì Malaysia bị loại.

Việc giành vé thăng hạng lên thi đấu ở Nhóm II châu Á là kỳ tích với đội Davis Cup Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thiếu chủ lực Lý Hoàng Nam. Mùa giải năm sau dự kiến là rất khó khăn khi các đối thủ đều rất mạnh và các tay vợt Việt Nam vốn yếu thể lực sẽ phải thi đấu theo thể thức 5 set.

Hoàng Nam dừng bước trước tay vợt hạng 52 trẻ thế giới

Tay vợt của Bình Dương đã không thể gây bất ngờ trước đối thủ quá mạnh là hạt giống số một Zheng Weiqiang tại trận tứ kết giải China Junior 15 Xiamen.


Lý Hoàng Nam không thể tái lập thành công như tại Nam Kinh vào tháng trước

Zheng Weiqiang đang là niềm hy vọng số một của tennis trẻ Trung Quốc khi từng xếp thứ 24 trẻ thế giới và hiện đứng thứ 52. Trong khi đó, vị trí cao nhất của Lý Hoàng Nam là bậc 114 trẻ thế giới, còn khoảng cách rất xa với tay vợt hơn anh một tuổi.

Trong trận này, điểm yếu di chuyển và quả giao bóng chưa đủ mạnh để gây áp lực cho đối thủ của Hoàng Nam đã bị Zheng Weiqiang tận dụng triệt để. Anh liên tiếp bị mất break, trong khi không làm khó được Zheng Weiqiang trong những tình huống đánh cuối sân sở trường của mình. Vì thế, Hoàng Nam đã thua trong cả hai set với tỷ số 2-6 và đành rời cuộc chơi.

Với thành tích vào tứ kết, Hoàng Nam được nhận 20 điểm và tăng khoảng 18 bậc trong bảng xếp hạng trẻ của ITF. Sau khi dừng bước, cặp thầy trò Trần Đức Quỳnh - Lý Hoàng Nam sẽ di chuyển từ Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) về Bắc Kinh để dự giải China Junior 16 Beijing. Đây là giải thuộc hệ thống Grade 2 nên sẽ có độ khó cao hơn và điểm số nhận được cũng nhiều hơn. Hoàng Nam được xếp hạt giống số bốn ở giải này và nếu giành chức vô địch sẽ được nhận đến 80 điểm.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Hoàng Nam tăng 23 bậc trên bảng xếp hạng trẻ ITF

ITF đã công bố bảng xếp mới hôm qua 23/9, theo đó tay vợt trẻ số một Việt Nam nhảy vọt thứ hạng nhờ thành tích vào tứ kết giải China Junior 15 Xiamen.

Hoàng Nam đang nỗ lực tích điểm để tấn công vào giải Australia mở rộng trẻ 2014. Ảnh: Đức Quỳnh.
Theo bảng xếp hạng mới của ITF, Lý Hoàng Nam được 228,75 điểm, đứng thứ 165 trong số hơn 2000 tay vợt trẻ (U18). Lý Hoàng Nam được tăng tới 23 bậc và là một trong ba tay vợt tăng thứ hạng nhiều nhất trong top 200.

Thành tích này có được là nhờ việc Hoàng Nam lọt vào tứ kết ở cả nội dung đơn nam và đôi nam tại giải China Juinor 15 Xiamen. Cụ thể, việc lọt vào tứ kết đơn nam giúp Hoàng Nam có thêm 20 điểm và lọt vào tứ kết đôi giúp anh bổ sung vào thành tích cuối cùng 3,75 điểm nữa.


Hoàng Nam thắng nhanh đối thủ Lin Wei-de (Đài Loan) để giành vé vào vòng hai. Ảnh: Đức Quỳnh.
Hoàng Nam cũng bắt đầu tham gia vào giải đấu khó hơn là China Junior 16 Beijing (nằm trong hệ thống Grade 2 của ITF) từ hôm nay (24/9). Ngay ở vòng một trong buổi sáng, anh đã thắng nhanh đối thủ Lin Wei-de (Đài Loan) 6-1, 6-1 và chắc chắn có thêm 20 điểm nữa trên bảng xếp hạng mới. Tại giải này, Hoàng Nam một lần nữa rơi vào cùng nhánh bốc thăm với hạt giống số một Zheng Weiqiang (xếp hạng 65 trẻ ITF) và có thể đụng đối thủ này ở tứ kết. Zheng Weiqiang chính là người đã thắng Lý Hoàng Nam 6-2, 6-2 ở tứ kết giải đấu tại Xiamen.

HLV Trần Đức Quỳnh đánh giá: “Đây là cơ hội tốt cho Lý Hoàng Nam rút kinh nghiệm sau trận thua chóng vánh hồi tuần trước. Lý do Nam thua Zheng là vì mặt sân ở Xiamen trơn trượt, bóng nảy nhanh nên không thích hợp với những tay vợt ít lên lưới. Đây chính là khuyết điểm mà Nam cần hoàn thiện”.

Cũng theo HLV Đức Quỳnh: “Nam thiện nghệ hơn về đánh cuối sân nên thích hợp hơn với những mặt sân bóng nảy chậm. Thành tích giành HC vàng tại Á vận hội trẻ ở Nam Kinh cũng một phần đến từ việc mặt sân này có độ nảy thích hợp với cách chơi của Nam”.

Djokovic vào ‘Câu lạc bộ 100’

Tay vợt người Serbia vừa đạt cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của mình vào ngày 23/9 khi đứng đầu bảng xếp hạng ATP trong 100 tuần, điều mà chỉ có 9 tay vợt làm được trong lịch sử.

Trong suốt 40 năm kể từ khi bảng xếp hạng ATP ra đời, đã có 25 tay vợt từng có vinh dự giành ngôi số một. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 8 người vượt qua cột mốc 100 tuần đứng ngôi số một và Nole chính là người thứ chín giành được vinh dự này. Trước đó đã có Andre Agassi (101 tuần), Rafael Nadal (102), Bjorn Borg (109), John McEnroe (170), Jimmy Connors (268) , Ivan Lendl (270) , Pete Sampras (286) và Roger Federer (302) vượt qua lọt vào “Câu lạc bộ 100”.

Trên bảng xếp hạng ATP hiện tại, Novak Djokovic đứng đầu đạt 11.120 điểm, hơn người thứ nhì Rafael Nadal 260 điểm. Điều này có nghĩa là Nole sẽ bảo vệ ngôi đầu cho đến ít nhất sau giải China Open sẽ kết thúc sau 2 tuần nữa. Như vậy, số tuần đứng đầu của tay vợt Serbia sẽ đạt con số 102 tuần và anh sẽ vượt qua Andre Agassi để chiếm vị trí thứ 8 trong lịch sử về số tuần giành ngôi số một. Trong trường hợp Nole bảo vệ thành công ngôi vô địch ở China Open, còn Nadal không vào chung kết thì anh sẽ tạm thời vượt qua cả tay vợt người Tây Ban Nha.

Đối với Djokovic, việc đạt đến cột mốc này có ý nghĩa rất lớn: “Để đạt được vị trí số một thể giới phải mất rất nhiều năm tập luyện chăm chỉ với nỗ lực không ngừng. Và bảo vệ được ngôi vị đó trong 100 tuần thì càng đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn. Tôi đã có giấc mơ là trở thành tay vợt số một thế giới và rất hạnh phúc khi làm được điều đó trong 100 tuần. Tôi tin rằng, nếu tiếp tục làm việc chăm chỉ nữa thì những gì tốt đẹp nhất vẫn còn ở phía trước”.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Quần vợt Việt Nam làm gì sau thành công tại Davis Cup?

Grand Slam đương nhiên là giấc mơ xa, nhưng trong hệ thống thi đấu chuyên nghiệp của làng banh nỉ thế giới, có một sân chơi mà quần vợt Việt Nam nghiễm nhiên có mặt - Davis Cup. Sân chơi mà phải tròn 10 năm mới lên nổi hai bậc với đủ chuyện hỷ, nộ, ái, ố của cả làng quần vợt quốc gia.

Ít ai còn nhớ, quần vợt Việt Nam từng 10 năm góp mặt tại Davis Cup. Đó là từ 1964 đến 1974 gắn với tên tuổi “Trụ đồng” Võ Văn Bảy, người mà 21 tuổi mới cầm vợt, nhưng tài năng thì vươn tới tầm châu lục. Vào thời điểm đó, cùng với người em trai Võ Văn Thành và những đồng đội như Lưu Hoàng Đức , Ly Aline... đội nam quần vợt miền Nam Việt Nam luôn có mặt ở tốp đầu quần vợt châu lục tại Daivis Cup với Nhật Bản, Ấn Độ...


Đội tuyển quần vợt nam Việt Nam gặt hái thành công tại Davis Cup nhóm III
Nhưng đó là câu chuyện đã xưa! mà ngày xưa với quần vợt Việt Nam lúc này thì chỉ là chuyện... mơ về! Davis Cup là minh chứng rõ nhất. Năm 2003 trở lại với hạng thấp nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương - nhóm IV, chả mấy ai để ý đến cái sân chơi này với lý do thật đơn giản, nó quá lớn nếu so với giấc mơ SEA Games gần hơn.

Vào năm đó, lứa Đỗ Minh Quân, Lê Quốc Khánh, Ngô Quang Huy, Ngô Đức Dương đã đánh bại Myanmar để giành quyền lên chơi nhóm III. Nhưng rồi suốt 10 năm sau, phải tới tận lúc này, khi mà Đỗ Minh Quân trở lại cùng Lê Quốc Khánh để tiếp tục làm trụ cột, quần vợt Việt Nam mới lên nổi nhóm II.

Không phủ nhận đó là một kỳ tích lớn thể hiện cho sức tiến của quần vợt Việt Nam lúc này khi bắt đầu "chung chiếu" với những Thái Lan, Philippines, New Zealand... tại một sân chơi lớn, nhưng có lẽ cũng giống như Grand Slam, Davis Cup không hề là chỗ để banh nỉ Việt Nam có quyền mơ mộng nhiều. Nhóm đầu châu Á với những Australia, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc... còn có khoảng cách quá xa, trong khi để giữ hạng II khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm sau thôi cũng đã là thành công quá lớn rồi.

Quan trọng hơn, thành công tại Davis Cup mùa này, tiếp tục cho thấy tiềm năng mới của quần vợt Việt Nam với một thế hệ trẻ. Nguyễn Hoàng Thiên đã không hề chững lại như giới chuyên môn lo ngại; một Phạm Minh Tuấn mới 20 tuổi và chưa có tên trong bảng xếp hạng Liên đoàn quần vợt nam chuyên nghiệp ATP nhưng đã có những màn trình diễn khá thuyết phục trong lần đầu được dự Davis Cup. Và rõ ràng, nếu như không có sự cố "bỏ đội", thì nhà vô địch Đại hội thể thao trẻ châu Á Lý Hoàng Nam cũng đã có lần thứ 2 tham dự Davis Cup.

Mừng cho thành công của đội tuyển, nhưng tiếc cho Hoàng Nam và cả những người liên quan khi màu cờ, sắc áo không được đặt lên hàng đầu. Đó cũng là điều lý giải tại sao, dù tiềm năng là có thật, nhưng quần vợt Việt Nam chưa thể tiến lên khi nhiều người vẫn không nhìn vào một hướng. Rồi ở góc độ chuyên môn, khi mà 10 năm, Đỗ Minh Quân vẫn phải "kéo cày" để giúp đội tuyển nam tăng 2 bậc tại Davis Cup, thì việc những cây vợt trẻ không được thử lửa tại sân chơi này quả là đáng tiếc.

Djokovic đang bị bóng Nadal che mờ

Nghe có vẻ trái khoáy khi một tay vợt trải qua một mùa giải thành công nhưng nhìn ở góc độ khác lại chẳng khác gì “tồi tệ” so với chính bản thân anh ta. Nhưng Novak Djokovic đang trải qua cảm giác ấy, trong năm thi đấu đan xen cảm xúc vinh quang và sự hẫng hụt. Chỉ vì cái bóng của Rafael Nadal.

Djokovic vẫn đang là tay vợt số 1 thế giới, nhưng đó chỉ là dựa vào con số điểm trên bảng xếp hạng ATP hiện tại. Còn ai cũng biết rằng sớm muộn ngôi vị ấy sẽ thuộc về Nadal, có thể ngay sau Shanghai Masters, giải đấu mà Nole sẽ không có thêm điểm, thậm chí có thể bị trừ điểm nếu không bảo vệ được chức vô địch. Còn Rafa chỉ cần tới bán kết là chắc chắn soán ngôi số 1, hoặc nếu điều đó không xảy ra ở Thượng Hải thì cũng sẽ là ở giải đấu khác.

Sau hai năm kết thúc mùa giải với vị trí số 1 thế giới, Djokovic gần như chắc chắn sẽ bước vào mùa giải 2014 với cái tước danh “số 2 thế giới”.

Djokovic sa sút. Đúng. Nếu nhìn vào bước lùi của Nole. Nhưng thực tế sự hồi sinh của Nadal, đặc biệt từ sau Wimbledon cho tới US Open, đã che khuất những gì tay vợt người Serbia làm được trong năm 2013. Djokovic có mặt trong 3 trận chung kết Grand Slam, từ Australian Open, Wimbledon tới US Open và 1 trận bán kết Roland Garros. Đây là mùa giải thứ 3 liên tiếp Djokovic có mặt trong 3 trận chung kết Grand Slam trong một mùa giải và điều đó càng chứng tỏ rằng Nole có thể chinh phục bất cứ mặt sân nào, như một trong những tay vợt hoàn thiện nhất trong làng banh nỉ.

Nhưng cũng chính những con số lại cho thấy Djokovic đang phải đối mặt với một thử thách lớn: Tìm lại chính mình, giống như năm 2011 kỳ vĩ nhất trong sự nghiệp cho đến lúc này.

Gương mặt có phần khó đoán của Djokovic sau thất bại trước Nadal ở US Open 2013 như quay ngược lại quá khứ hai năm trước, khi Rafa vẫn còn mông lung chưa biết cách nào để hóa giải đối thủ với một chuỗi 6 trận thất bại liên tiếp trong các trận chung kế, bao gồm 2 trận chung kết Grand Slam, trước khi tiếp tục thua ở chung kết Australian Open 2012. Bây giờ Nole đang ở hoàn cảnh ấy, khi chẳng biết tìm đâu ra điểm yếu của Rafa để chiến thắng!

Và có lẽ Djokovic còn cảm thấy bối rối hơn bao giờ hết khi nhận thất bại vì đối thủ tấn công vào chính điểm mạnh nhất của mình. Nadal không giấu giếm, cũng giống như trận bán kết ở Rogers Cup 2013, tấn công thẳng vào cú thuận tay của Djokovic trong trận chung kết US Open. Rafa có thể hiện tại không còn e ngại cú trái hai tay của Djokovic như năm 2011, nhưng không có nghĩa là không cẩn trọng.

Trong cuộc đối đầu giữa hai tay vợt ngang sức mà thắng – thua chỉ là vài điểm số, sự thay đổi chiến thuật như vậy đôi khi lại làm cho đối thủ bối rối. Cú thuận tay vẫn là vũ khí ghi điểm chủ yếu của Djokovic, và có lẽ chính Nole cũng chẳng ngờ Nadal lại “dám” hai lần liên tiếp tấn công vào đó.


Djokovic hạ bệ Nadal ở Monte-Carlo, nhưng lại thất bại ở Madrid (thua Grigor Dimitrov) và Rome (thua Tomas Berdych) và tới Roland Garros đã gục ngã trước Nadal. Tới Wimbledon, Djokovic thua cả 3 set trước Murray trong trận chung kết. Rồi US Open là 4 set trước Nadal.

“Điểm mấu chốt là Nadal chơi hay hơn trong những khoảnh khắc quyết định,” Djokovic nói. “Trong cả set 2 và 3 tôi dẫn trước 4-2 nhưng lại mất game giao bóng và để anh ấy có cơ hội trở lại. Nadal chơi thứ tennis xuất sắc không thể phủ nhận. Nhưng tôi phải thắng ở trong những điểm số then chốt. Tôi đã không làm được nhưng tin rằng mình sẽ trở lại. Đây chỉ không phải là ngày của tôi.”

Một tuần, một tháng, hay hơn nữa để Djokovic có thể tìm ra cảm giác “ở thời điểm quyết định”. Còn 4 tháng nữa mới tới Australian Open 2014, nhưng phía trước là những giải đấu sân cứng trong nhà. Liệu Djokovic có đủ thời gian để tìm lại bản thân, như Nadal đã làm, khi bị cái bóng của Nole che mờ suốt năm 2011. Bây giờ chính Djokovic đang ở dưới cái bóng của Nadal!

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Puma - "chú báo" huyền thoại

Không chỉ những tín đồ trong làng thể thao mà tất cả mọi người không ai là không biết đến hãng thể thao Puma, một thương hiệu thời trang đã nổi tiếng trên thế giới với hình ảnh "chú báo" quen thuộc.

Là một trong những công ty hàng đầu thế giới về lối sống thể thao với những thiết kế và phát triển giày dép, may mặc và phụ kiện, Puma đã cam kết làm việc theo cách đóng góp cho thế giới bằng cách hỗ trợ Hòa Bình, Sáng Tạo và tính An Toàn bền vững và bằng cách sống giá trị là Công Bằng, Trung thực, Tích cực và Sáng tạo trong mọi hành động và quyết định.  

Sự hình thành và phát triển

Puma tên chính thức là PUMA AG Rudolf Dassler Sport và là người đã khai sinh ra thương hiệu giày thể thao nổi tiếng Puma. Năm 1948, Rudolf Dassler (Adolph Dassler và Rudolf Dassler là hai anh em) tách khỏi Adidas và tự thành lập một công ty giày thể thao cho riêng mình. Và hiện nay Puma là một trong nhà sản xuất thời trang thể thao lớn trên thế giới.

Là một thương hiệu thể thao nổi tiếng chuyên sản xuất và tiếp thị những dòng sản phẩm danh tiếng bao gồm giấy dép, quần áo và phụ kiện kèm theo. Với việc Puma được phân phối sản phẩm đến hơn 80 quốc gia, nó đã thiết lập và được công nhận uy tín trong thị trường Sports Lifestyle - “phong cách thể thao” hiện nay.

Các nhãn hiệu thời trang của Puma bao gồm các loại như bóng đá, chạy, đua mô-tô, đánh gôn và chèo thuyền. Puma hợp tác với các nhà thiết kế nổi tiếng như Alexander McQueen, Yasuhiro Mihara và Sergio Rossi. Tập đoàn Puma sở hữu các thương hiệu Puma, Tretorn và Hussein Chalayan. Ngày nay, thương hiệu Sportslifestyle Puma được tin dùng cho việc thể hiện phong thái tốt nhất qua các thiết kế các mẫu giày và trang phục thể thao khác. Nhưng bên cạnh những sản phẩm tinh xảo của mình, Puma còn rất xuất sắc trong việc đưa những đường nét độc đáo của mình vào việc khẳng định thương hiệu, đó chính là Logo Puma. 

Được thiết kế vào năm 1948, mẫu logo Puma gốc vẫn được sử dụng cho đến hiện nay. Logo Puma là sự pha trộn giữa một biểu tượng và nền chữ đậm, một bức họa của một bước nhảy qua chữ Puma, của một loài gọi là báo sư tử, một con beo hay là sư tử núi.

puma 1 
Rudolf Dassler - ông chủ của "chú báo" huyền thoại

Mạnh mẽ và uyển chuyển

Có khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm, nó là loài động vật mạnh mẽ và là nhà săn mồi tài ba với sức bật tối đa lên tới 20feet. Bằng sự kết hợp hình ảnh biểu tượng này vào mẫu logo của mình, công ty đã phần nào tóm lược được đầy đủ về tiềm lực mạnh mẽ của mình. Logo Puma đã thể hiện được độ tin cậy của thương hiệu và khả năng của sản phẩm. Ngoài ra,logo Puma còn nhiều chức năng khác và có thể sử dụng dễ cho nhiều mục đích mà vẫn giữ được nguyên trạng của mẫu. Về kích cỡ, nền và màu sắc của logo có thể sửa đổi hoặc thay đổi một chút mà không ảnh hưởng đến tính chất của nó. Không còn nghi ngờ gì nữa, logo Puma tỏ ra rất hiệu quả trong việc tạo dựng thương hiệu và sản phẩm cho công ty.
 
 puma 2

Thương hiệu của những tín đồ thể thao Phục vụ một thị trường thời trang thể thao nổi tiếng và hiện đại, PUMA phân phối sản phẩm trên hơn 80 quốc gia, tài trợ cho hơn 30 đội bóng đá quốc gia, tài trợ cho những ngôi sao bóng đá nổi tiếng thế giới như Pelé, Johan Cruijff, Enzo Francescoli, Diego Maradona và Lothar Matthäus.

puma 3 
Vua bóng đá Pelé một thời đại diện cho Puma cùng các sản phẩm của Puma có chữ ký của ông.
pumma 4 
Đội tuyển Italia với phụ kiện được Puma tài trợ thiết kế

PUMA còn là công ty sản xuất chính cho người đam mê những bộ đồ, những đôi giày đua xe. Công ty là nhà đồng tài trợ chính cho cả giải đua Công thức Một và đặc biệt là cả NASCAR. Ngày nay, thương hiệu Puma Sportlifestyle được công nhận với những thiết kế tuyệt hảo nhất, tạo ra xu hướng thời trang thể thao riêng.
puma 5 
...và những đôi giày rất cá tính

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Đôi giày thi đấu đắt nhất thế giới

Chân sút người Gabon, Pierre-Emerick Aubameyang vừa khiến giới mộ điệu và đồng nghiệp "mắt tròn mắt dẹt" khi khoe đôi giày trị giá 2.500 bảng, hiện được cho là đắt nhất thế giới.


Theo tiết lộ của Pierre-Emerick Aubameyang, phải mất 50 tiếng đồng hồ đôi giày đắt giá của anh mới được làm xong. Sở dĩ đôi giày của Pierre-Emerick Aubameyang đắt đến vậy là vì nó được trang trí tinh xảo. Cụ thể, trên bề mặt của nó gắn pha lê.  

 Không chỉ có vậy, tên, số áo đấu và logo của Saint-Etienne, đội bóng Pierre-Emerick Aubameyang đang khoác áo được gắn kim cương. Pierre-Emerick Aubameyang chỉ là cầu thủ thường thường bậc trung ở Ligue

. Tuy nhiên, độ chịu chơi của tiền đạo người Gabon cũng khiến Super Mario, chân sút có sở thích độ xe, cũng phải chào thua.
giay dat nhat the gioi 2 
Trên bề mặt của đôi giày gắn pha lê

Adi Dassler - Người đưa thương hiệu Adidas lên tầm thế giới

Mỗi người đều có những câu chuyện của mình. Adidas – thương hiệu thể thao nổi tiếng thế giới cũng có một câu chuyện. Đó là hành trình của người thợ đóng giày Adi Dassler trở thành ông chủ nổi tiếng thế giới.

Nhắc đến Adidas người ta biết đến một trong những thương hiệu đầy quyền năng trong mọi lĩnh vực thể thao. Nhưng đằng sau mỗi cái tên luôn luôn là một hành trình kì diệu. Adidas cũng là câu chuyện về một hành trình như thế! Đó là hành trình của một người thợ đóng giày Adi Dassler đã trở thành một trong những niềm tự hào lớn nhất của nước Đức
.
 Adi Dassler và quá trình trưởng thành

 Adi Dassler sinh ngày 3/1/1900 tại thị trấn nhỏ Herzogenaural thuộc xứ Bavaria nước Đức, ông là con trai cả của một người thợ giày xứ Bavaria. Năm 1920, khi mới 20 tuổi, vừa học xong nghề thợ giày Adi Dassler đã tiếp quản ngay xưởng đóng giày nhỏ của cha ông.

Khi đó, anh thợ giày Adi Dassler cả ngày mới chỉ khâu được vài ba đôi giày từ những nguyên vật liệu rất hiếm hoi của thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng luôn bị theo đuổi và thôi thúc bởi một ý tưởng duy nhất: đó là một vận động viên thể thao phải có được một đôi giày thích hợp cho mình.

Đôi giày đinh đầu tiên, giày tennis Stan Smith, giày da bóng rổ “shell toe” đều gắn liền với cái tên adidas và biểu tượng “ba sọc”. Đến nay, “ba sọc” xuất hiện khắp nơi, trên những đôi giày, trang phục thời trang, dụng cụ thể thao từ bóng đá, chạy bộ, bóng rổ, tennis đến golf và training.

Adi là một nhà thiết kế đặc biệt. Ông không phải là vận động viên nổi tiếng như Lacoste, không theo học một khoá đào tạo thiết kế theo cách thông thường. Adi làm ra những đôi giày chỉ đơn thuần bằng tình yêu tha thiết của mình với thể thao. Một nhà thiết kế không cầm bút chì và kéo mà dùng đinh và búa để tạo nên sản phẩm.

  Ý tưởng đột phá

 Ngay từ khi sản xuất chiếc giày đầu tiên Adi Dassler đã xác định rõ: sản phẩm của ông trước nhất không phải là những chiếc giày đẹp mà những chiếc giày phải thoả mãn 3 tiêu chí: Phù hợp với những yêu cầu riêng của từng môn thể thao; Bảo vệ vận động viên khỏi chấn thương: Có độ bền cao. 3 tiêu chí này đã được những nhà thiết kế sau này của Adidas lưu giữ và phát triển. Đó không chỉ là bí quyết riêng mà còn là những tâm niệm đã định hướng cho toàn bộ sự nghiệp của Dassle.

Với ý tưởng trên, năm 1925 Adi Dassler đã thiết kế thành công giày thể thao dành riêng cho môn bóng đá và môn điền kinh. Lần đầu tiên trên thị trường người ta thấy xuất hiện hàng loạt giầy thể thao chuyên dụng có đế giày và đinh giày có thể tháo rời và thay thế khi cần thiết. Đây là một cuộc cách mạng lớn về công nghệ giày thể thao do Adi Dassler khởi xướng và thực hiện thành công và ý tưởng của Adi Dassler đã trở thành triết lý kinh doanh của Công ty Adidas. Adi Dassler say sưa, miệt mài khám phá và phát hiện ra điểm yếu của mỗi đôi giày thể thao để liên lục hoàn thiện.

Không chỉ kích thước thế nào mà còn chất lượng của giày ra sao cho có độ co giãn, hút nước hợp lý, độ cao của đế giày, đinh giày, trọng lượng của giày phải nhẹ, ... Trong suốt thời gian còn điều hành công ty, trực tiếp Adi Dassler đã đăng ký bảo hộ sở hữu hơn 700 phát minh, sáng chế và mẫu mã cho giày thể thao. Tất cả các phát minh sáng chế đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Chăm lo phát triển thương hiệu
adidas 2
Tên công ty và cũng là thương hiệu của các sản phẩm Adidas được Dassler chính thức sử dụng từ năm 1948. Biểu tượng 3 vạch song song của Adidas được đăng ký bảo hộ từ năm 1949. Từ đó trở đi tất cả các giải thể thao lớn nhất của các châu lục và của hành tinh đều có sự tham gia của Adidas với biểu tượng riêng của mình.

Logo thương hiệu đỉnh cao Adidas

Adidas luôn luôn có chiến lược nhìn xa trông rộng, đón đầu các giải thi đấu lớn đặc biệt là các giải bóng đá và quần vợt. Hàng chục đội tuyển quốc gia đã có những hợp đồng hay thoả thuận trước với Adidas về việc sẽ sử dụng toàn bộ trang phục, dụng cụ thể thao, bóng đá nếu được lọt vào vòng chung kết. Với chiến lược thương hiệu, Adidas đã luôn khẳng định vị thế hàng đầu của mình trên thị trường. Adidas ngày nay đã trở thành một tập đoàn toàn cầu. Hàng năm, Adidas thiết kế và tung ra thị trường trên 600 mẫu mã giày thể thao khác nhau và khoảng 1.500 mẫu mặt hàng quần áo, trang phục cho các vận động viên thể thao, sản xuất và tiêu thụ mỗi năm trên 89 triệu đôi giày thể thao và trên 150 triệu bộ quần áo thể thao.

Thương hiệu Adidas và những con số

Ngày nay, sản phẩm của Adidas đã xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực thể thao với trang bị cho vận động viên hết sức tỉ mỉ từ: giày, bít tất, ván trượt tuyết, giày trượt băng, golf... Hiện nay công ty Adidas đã có tổng nhân viên trên thế giới là 13.000 nhân viên. Riêng 2 trung tâm giao dịch tại Đức và Mĩ đã có tới 3.000 nhân viên. Một mùa Adidas bán ra thị trường 600 loại giày thể thao và 15.000 loại trang phục có thêu chữ Adidas. Năm 1999, Adidas đã bán 80 triệu đôi giày các loại và 150 triệu bộ quần áo.

Năm 2004, con số này là 110 đôi giày và 160 triệu bộ trang phục. Hiện nay, Adidas đang được bán tại 160 nước phát triển trên thế giới. Từ thể thao đến thời trang, sân đấu, sân khấu hay những hoạt động đường phố, những ai yêu thích adidas đều được kết nối với nhau bởi biểu tượng “3 sọc”. Nhiều sao luôn đồng hành cùng adidas như David Beckham, Derrick rose, Zidance, Lý Băng Băng, Katy Perry, Caroline Wozniaki, Andy Murrey. Đó cũng là thông điệp mà adidas muốn gửi tới giới trẻ: “adidas is all in!”.

  David Beckham và Adidas
adidas 3

Trong suốt cuộc đời sáng tạo của mình, Adi Dassler đã được cấp 700 bằng phát minh sáng chế cho những sản phẩm độc đáo mà ông làm ra. Chính vì thế, nhắc đến ông, người ta nói rằng: Adi Dassler là nhà nghiên cứu chế tạo nhiều hơn là một nhà thiết kế, hay nói đúng hơn, ông là một nhà thiết kế đặc biệt: Nhà thiết kế được cấp bằng phát minh sáng chế cho những tác phẩm tuyệt vời của mình.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Việt Nam: vùng "đất lành" của Nike

Nike - Hãng giày thể thao lớn nhất của Mỹ và thế giới, ngày càng dựa vào các nhà máy gia công của Việt Nam với sản lượng chiếm tới 41% sản lượng của hãng.

Hãng giày thể thao lớn nhất của Mỹ và thế giới, Nike ngày càng dựa vào các nhà máy gia công của Việt Nam. Số giày sản xuất tại Việt Nam chiếm tới 41% sản lượng của hãng, trong khi số giày xuất xứ từ Trung Quốc chỉ là 32% và 25% có nguồn gốc từ Indonesia.

Nguyên nhân của việc Nike chuyển hướng sang các nhà máy Việt Nam vì giá nhân công ở Trung Quốc trong vài năm gần đây đã mất đi lợi thế cạnh tranh so với thị trường lao động Việt Nam. Chỉ trong những năm qua, giá nhân công bình quân ở Trung Quốc đã tăng tới 22%, như ở Bắc Kinh lên mức bình quân 199 USD/tháng hay Thẩm Quyến lên 238 USD/tháng.

Giày nike rất được ưa chuộng trên khắp thế giới

Dù cho là hãng giày thể thao Nike phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà máy gia công nước ngoài, doanh thu của Nike chủ yếu đến từ Mỹ, với 42% và cũng ghi nhận một mức tăng đáng kể từ lượng tiêu dùng ở Trung Quốc, 17% trong năm tài khóa 2012.

Hiện các hãng giày của Mỹ đang vận động chính quyền nước này cởi mở hơn khi đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 10 quốc gia khác nhau, áp dụng mức thuế suất thấp đối với giày nhập vào Mỹ có nguồn gốc từ nước ngoài. Hãng thời trang thể thao nam Nike là một trong các hãng ủng hộ mức thuế suất thấp với lý do là có lợi cho người tiêu dùng của Mỹ

Hàng năm, khoảng 158 triệu đôi giày mang thương hiệu Nike và Converse của Tập đoàn Nike được xuất khẩu từ Việt Nam đi khắp thế giới. “Khoảng 50% giày dép xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm của Nike, trong đó chỉ tính riêng giá trị giày dép của Nike sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là hơn 2 tỷ USD”, ông Athanasakos - Phó chủ tịch cấp cao phụ trách toàn cầu về sản xuất của Tập đoàn Nike cho biết. Các sản phẩm này được sản xuất tại 40 nhà máy trên toàn lãnh thổ Việt Nam và đã tạo ra khoảng 300.000 việc làm cho người lao động Việt.

Số giày sản xuất tại Việt Nam chiếm tới 41% sản lượng của hãng

Những con số trên đã cho thấy sức ảnh hưởng rất lớn của hãng sản xuất giày thể thao hàng đầu của Mỹ đối với ngành da giày Việt Nam nói riêng, sự phát triển của xuất khẩu Việt Nam nói chung. Ở chiều ngược lại, điều đó cũng góp phần khẳng định, Việt Nam là một địa điểm sản xuất được ưu tiên lựa chọn hàng đầu của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.

Trên thực tế, vào khoảng tháng 7/2011, trích lời một tờ báo của Trung Quốc, nhiều tờ báo trong nước đưa tin, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc để trở thành cơ sở sản xuất giày Nike lớn nhất thế giới. Thông tin cho biết, năm 2000, Trung Quốc là nước sản xuất theo hợp đồng lớn nhất của Nike, với tỷ lệ lên tới 40%, trong khi tỷ lệ này tại Việt Nam chỉ là 13%.

Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, năm 2005, Việt Nam đã vươn lên hàng thứ hai, với tỷ lệ 26%; Trung Quốc tuy vẫn dẫn đầu, nhưng giảm xuống còn 36%. Năm 2009, Việt Nam và Trung Quốc đồng hạng nhất, với cùng tỷ lệ 36%. Tuy nhiên, năm 2010, tỷ lệ sản phẩm của Nike sản xuất tại Việt Nam lên tới 37%, còn Trung Quốc chỉ là 34%.

Có rất nhiều lý do khiến Nike chọn Việt Nam, trong đó chi phí lao động đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, theo thông tin từ ông Athanasakos, tập đoàn này đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào việc Việt Nam sẽ tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU.

“TPP và FTA là hai hiệp định rất quan trọng đối với Việt Nam. Chúng tôi hy vọng, Việt Nam có thể đàm phán thành công hai hiệp định này. EU không chỉ là thị trường quan trọng đối với Việt Nam, mà còn đối với Tập đoàn Nike. Các sản phẩm giày dép, dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi xuất khẩu sang thị trường này”, ông Athanasakos khẳng định.

Theo ông Athanasakos, Nike đang rất nỗ lực để có thể nội địa hóa nguyên liệu sản xuất, nhằm giảm chi phí sản xuất. “Khi mới bước chân vào Việt Nam, Nike phải nhập khẩu 98% nguyên liệu để sản xuất một đôi giày, nhưng hiện nay, con số này đã giảm xuống còn 56%.

Nike - thương hiệu được cả thế giới ưa chuộng

Từ một khởi đầu khiêm tốn cho đến tương lại đầy hứa hẹn, Nike thực sự đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp thời trang thể thao được giới thể thao ưa chuộng cho đến ngày hôm nay.

Thời trang Nike được thành lập năm 1964 dưới bàn tay tài hoa của hai nhà thiết kế Bill Bowerman và Philip Knight. Ngày nay, thương hiệu thời trang Nike được biết đến là nhà cung cấp quần áo, giày dép và dụng cụ thể thao hàng đầu trên thế giới.

Khởi đầu gian nan

Thương hiệu thời trang danh tiếng Nike được bắt đầu vào năm 1960, khi Knight – người sáng lập Nike muốn sở hữu những đôi giày chạy bộ vừa rẻ vừa có chất lượng của người Nhật Bản. Đến năm 1964, ông cùng người bạn của mình là William Bowerman đã bỏ ra 500USD để nhập những đôi giày của công ty Tiger tại Nhật Bản về Mỹ để bắt đầu cho những ý tưởng phát triển một sản phẩm riêng của chính mình.

Nhà sáng lập Nike - Philip Knight

Đến năm 1972, công ty của Knight đã bắt đầu thiết kế những đôi giày mang phong cách riêng với nhãn hiệu Nike và tiến hành ký hợp đồng gia công tại các nhà máy ở châu Á. Cũng trong thời điểm này, phong trào chạy bộ tại Mỹ đang nở rộ, Nike đã tấn công được thị trường trong nước và 3 triệu USD là tổng doanh thu bán ra trong năm 1972.

“Just do it” - Làm ngay đi

Logo là hình ảnh trừu tượng, khi nhìn vào không khiến ta hình dung đến chứ Nike, nhưng vẫn là dấu ấn đẹp và nhiều ý nghĩa. Khi đặt sản phẩm thì lập tức khiến nó bắt mắt hơn”; còn CEO tập đoàn quảng cáo DLB Blanca Brigati thán phục: “Logo của Nike đạt hiệu quả 100%, gợi cảm giác mạnh mẽ về tốc độ và chất lượng”.

Logo với câu slogan “Just do it”

Đơn giản, mềm mại và nhanh chóng là ba từ ngữ miêu tả Swoosh – logo của Nike – một trong những logo dễ nhận biết nhất trên toàn cầu. Logo của Nike được lần đầu thiết kế bởi Carolyn Davidson năm 1971 chỉ với 35 đô-la Mỹ tiền thù lao (tuy nhiên, vào năm 1983, Knight đã tặng cho Davidson một chiếc nhẫn vàng biểu tượng Swoosh và một phong bì chứa đầy những cổ phiếu của Nike để thể hiện sự biết ơn của ông cũng như của Nike cho nhà thiết kế này).

Nike được đặt theo tên của một vị nữ thần có cánh tượng trưng cho chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp. Năm 1970, Knight đã tìm ra câu slogan (khẩu hiệu) “Just do it” (Làm ngay đi) và đã biến slogan này trở thành bí quyết làm nên thành công của Nike khi khẩu hiệu này luôn đi kèm trong các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo của hãng.

Triết lý marketing

Marketing hiện đại không đơn thuần quan tâm đến số lượng người mua. Một chiến lược marketing tốt phải đảm bảo rằng khách hàng sẽ còn quay trở lại. Nike không chỉ khiến khách hàng có thiện cảm và tự nguyện mua hàng của hãng, đây còn là một giải pháp marketing vượt trội về mặt lợi ích kinh tế.
Trong lúc cuộc khủng hoảng kinh tế và dư chấn của nó khiến hàng loạt công ty phải đau đầu tính toán cắt giảm chi phí quảng cáo thì thời trang thể thao nam & giày thể thao Nike lại gần như bình yên trong tâm bão.

Phong cách cho tất cả mọi người

"Các chiến lược marketing của Nike hiện đều nhắm tới đối tượng người tiêu dùng là tầng lớp bình dân. Cách tốt nhất để duy trì mức độ gắn bó của khách hàng nói chung với thương hiệu Nike là tương tác thường xuyên với đối tượng khách hàng thuộc tầng lớp bình dân" - Monica Chen – chuyên gia marketing của chi nhánh Nike Đài Loan cho biết.

Được các “sao” ưa chuộng

Được ưa chuộng bởi những vận động viên siêu sao hàng đầu như Michael Jordan, Andre Agassi, Roger Federer, Kobe Bryant, chị em nhà Williams và nhiều, rất nhiều nữa, Nike thực sự đã mang cảm hứng và sự đổi mới cho mọi vận động viên trên thế giới.

Siêu sao bóng rổ NBA Kobe Bryan mạnh mẽ với phong cách thời thang thể thao nam của Nike

 Hay Intermilan

“Búp bê Nga” trong làng quần vợt cũng là người mẫu độc quyền cho hãng thời trang thể thao số 1 thế giới.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Bộ sưu tập giày Adidas

Bạn đang tìm kiếm một phụ kiện thật “khác người” để thể hiện phong cách rất riêng của bản thân mình? adidas đã có sẵn câu trả lời cho bạn với bộ sưu tập BOOST.

Với phong cách thiết kế tối giản nhưng sử dụng những điểm nhấn màu sắc cũng như chi tiết tinh tế, những sản phẩm như Energy Boost, Sonic Boost hoặc Adistar Boost chắc hẳn sẽ thu hút sự chú ý của bạn cũng như những người xung quanh ngay từ cái nhìn đầu tiên. Qua bộ sản phẩm BOOST mới nhất của mình, adidas dường như muốn chuyển tải thông điệp rằng bạn có thể khiến những việc tưởng chừng đơn giản như di chuyển hay chạy bộ trở nên thú vị và cá tính.



 Ngoài ra, hãng thời trang thể thao nổi tiếng thế giới này còn tuyên bố sự có mặt của công nghệ BOOST sẽ hoàn toàn thay đổi cách chúng ta chạy bộ. Với thiết kế đế đệm gồm những hạt vật liệu li ti được liên kết theo dạng tế bào giúp phản hồi lực đến 84%, giúp việc di chuyển thú vị không kém việc nhún nhảy trên một tấm đệm lò xo. Với một sản phẩm BOOST dưới chân, bạn sẽ cảm thấy thích thú hơn mỗi khi di chuyển, đồng thời sẽ muốn di chuyển nhiều hơn.

"Bí quyết" thành công của hãng thời trang thể thao Nike

Nhiều người nghĩ quảng cáo hiệu quả đồng nghĩa với chi phí quảng cáo lớn, và rằng các tập đoàn quốc tế thường dành những khoản ngân quỹ khổng lồ cho chiến dịch quảng cáo.

Mạnh hơn quảng cáo

Không những hãng thời trang thể thao nam Nike không quảng cáo tên tuổi của mình trong các buổi sinh hoạt mà thậm chí, họ cũng không yêu cầu người dân phải sử dụng sản phẩm của mình để được đăng ký trở thành thành viên. Đúng là Nike không công khai quảng bá sản phẩm cũng như CLB của họ, nhưng rõ ràng, số lượng thành viên đã và đang tiếp tục tăng nhanh, kéo theo đó là những thay đổi trong hành vi mua sắm của khách hàng.

 Mấu chốt thành công của Nike trong việc thu hút người dân tham gia CLB nằm ở chỗ họ luôn nhấn mạnh tính chuyên nghiệp của các buổi luyện tập và sự cần thiết của thể thao đối với sức khỏe. Vì thế, chạy bộ dần trở thành thói quen và một phần không thể thiếu trong cuộc sống của các thành viên CLB. Họ luyện tập đều đặn hàng ngày, còn các tối thứ Ba và thứ Năm trong tuần trở thành những ngày hội gặp mặt. Không có gì ngạc nhiên khi những thành viên đó sớm muộn cũng chọn mua giày thể thao Nike để chạy, càng không có gì ngạc nhiên hơn khi họ nhiệt tình truyền miệng cho người thân và bạn bè biết về CLB của hãng sản xuất dụng cụ thể thao khổng lồ này.

“Đây chính là chiến lược xây dựng thương hiệu từ nền móng. Nike tạo ra một nhóm những khách hàng – người hâm mộ trung thành và nhiệt tình. Những người này giúp quảng bá thương hiệu công ty vô cùng hiệu quả”, Winnie Lan – chuyên gia phát triển thương hiệu đến từ Ogilvy & Mather cho biết. 

CLB không chỉ khiến khách hàng gắn bó với thương hiệu của Nike, mà còn là nơi lãnh đạo và nhân viên công ty nhận được các phản hồi hữu ích về sản phẩm giày chạy của mình. Trước mỗi buổi chạy, một số thành viên được mời dùng thử giày thể thao Nike, sau đó cho biết ý kiến đánh giá về đôi giày khi buổi chạy kết thúc. Việc đánh giá phản hồi chỉ mang tính chất tự nguyện, nhưng không mấy ai lại từ chối cơ hội chạy thử với sản phẩm giày mới nhất của một hãng thời trang thể thao nam hàng đầu như thế.
3giay-the-thao-nike

Triết lý Monica Chen – chuyên gia marketing của chi nhánh Nike Đài Loan cho biết thêm: các chiến lược marketing của hãng hiện đều nhắm tới đối tượng người tiêu dùng là tầng lớp bình dân. Cách tốt nhất để duy trì mức độ gắn bó của khách hàng nói chung với thương hiệu Nike là tương tác thường xuyên với đối tượng khách hàng thuộc tầng lớp bình dân. Cheng Kon-Fah, giáo sư kinh tế thuộc trường Đại học Chung Cheng, cho biết ông đã từng thấy rất nhiều thành viên của CLB thể thao Nike đi giày thương hiệu khác khi mới gia nhập, nhưng sau khoảng nửa năm thì chuyển sang sử dụng giày Nike. Cheng nói: “Về mặt lý thuyết, sự gắn bó của khách hàng đối với một thương hiệu nào đó được xếp theo 5 thang bậc, bắt đầu từ nhận diện, hiểu biết đến yêu thích, ưu tiên và cuối cùng là mua hàng. Trong trường hợp của Nike, sự gắn bó của khách hàng ít nhất cũng ở mức yêu thích”. Marketing hiện đại không đơn thuần quan tâm đến số lượng người mua. Một chiến lược marketing tốt phải đảm bảo rằng khách hàng sẽ còn quay trở lại. Câu lạc bộ thể thao của Nike không chỉ khiến khách hàng có thiện cảm và tự nguyện mua hàng của hãng, đây còn là một giải pháp marketing vượt trội về mặt lợi ích kinh tế. Trong lúc cuộc khủng hoảng kinh tế và dư chấn của nó khiến hàng loạt công ty phải đau đầu tính toán cắt giảm chi phí quảng cáo thì thời trang thể thao nam & giày thể thao Nike lại gần như bình yên trong tâm bão.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Cách chọn giày phù hợp cho từng môn thể thao

Bạn mê thể thao nhưng luôn cảm thấy không thoải mái với đôi giày của mình. Bạn có nghĩ là do bạn Chọn giày chỉ vì chúng đẹp hay để thể hiện sự sành điệu không?

Giày thể thao đang có trên NagaSport đa dạng chủng loại, mẫu mã, xuất xứ và thương hiệu. Tùy theo sở thích, nhu cầu và khả năng tài chính, bạn có thể chọn cho mình đôi giày phù hợp. Với khoản tiền từ 300.000-500.000 đồng, bạn có thể chọn mua loại giày sản xuất trong nước. Với khoản tiền từ 800.000-1.300.000 đồng, bạn có thể sở hữu những đôi giày thể thao chất lượng tốt, thương hiệu nổi tiếng có tại Naga như: Nike, Adidas, Reebok…

Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là xác định mục đích mua giày thể thao. Nếu đơn giản chỉ dùng để đi du lịch, hãy chọn đôi giày đế chắc, chất liệu mềm, nhẹ, ôm chân. Còn nếu dùng cho rèn luyện thể thao, hãy tham khảo những lời khuyên bên cạnh:

1. Giày tập aerobic

 Không đòi hỏi cao như giày tập tennis hay chạy bộ, một đôi giày tập aerobic chỉ cần đảm bảo yếu tố dáng chuẩn, tâm của đầu mũi giày và gót giày phải thẳng. Khi chạm nhẹ vào đỉnh của mũi hoặc gót, giày không bị bấp bênh. Bạn cũng nhớ kiểm tra mặt trong của giày để tránh tình trạng mua phải đôi giày bị cộm hoặc gồ ghề làm ảnh hưởng đến chân khi tập. Phải đảm bảo đôi giày bạn mua chịu được lực, hỗ trợ mắt cá chân trong các bước di chuyển qua lại, nhảy, chạy tại chỗ. Hãy chọn đôi giày mà phần đế giữa được gia cố chắc chắn. Điều này giúp bàn chân bạn cảm thấy thoải mái và di chuyển dễ dàng hơn.
giay chay bo dep 10
2. Giày chạy bộ

Với giày chạy bộ nên chọn loại nhẹ, lớp đế ngoài bằng cao su chống trượt, mũi giày chịu được ma sát lớn, phần gót có túi khí chống xóc khi chạy, đệm lót mềm hút ẩm tốt và phải có chức năng giảm xóc. Chú ý chọn dáng giày ôm chân nhưng vẫn đảm bảo dễ chịu. Tốt nhất nên thử bằng cách mang giày vào chân, nếu thấy các ngón chân dạt ra hai bên thoải mái là đôi giày đảm bảo yêu cầu. Với một đôi giày không phù hợp, khi vận động bạn sẽ thấy trọng lượng cơ thể dồn không đều xuống chân mà chỉ tập trung vào mũi hoặc đế giày, dễ ngã, lật cổ chân hoặc sai khớp…
giay chay bo dep 14
3. Giày tennis

Bạn nên chú ý đến thiết kế dây buộc, trọng lượng, đế và chất liệu giày. Một đôi giày tennis tốt đòi hỏi phải có trọng lượng nặng hơn giày chạy bộ, đế làm bằng cao su, gót có nhiều gờ để dễ xoay. Đặc biệt dây buộc phải có thiết kế hợp lý để vừa đảm bảo được độ chắc chắn, thoải mái cho chân, vừa không bị dễ tuột trong khi di chuyển. Nếu bạn có xu hướng cử động vùng mắt cá nhiều, tốt nhất nên chọn loại giày có thiết kế buộc dây cao hơn một chút để đảm bảo hỗ trợ cho chân của bạn di chuyển tốt hơn.
giay tennis dep 03

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Sáu bước chọn mua vợt cầu lông tốt và hợp túi tiền

Đến với cầu lông - nghiệp dư hay chuyên nghiệp, ngoài trang phục phù hợp và đẹp mắt, các bạn đều quan tâm tới một thiết bị quan trọng đó là vợt.

  1.Vừa sức:

Mỗi người có các đặc điểm về thể hình, thể lực, trình độ kỹ thuật, lối đánh (chiến thuật) khác nhau, nên cần lựa chọn vợt thật phù hợp; nếu không, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ dễ bị mất hứng thú, trình độ không nâng lên, hoặc tệ hơn nữa là chấn thương cổ tay, vai... Điểm thứ nhất cần chú ý là trọng lượng vợt, nay thường được ghi kí hiệu bằng chữ U trên tem dán ở phần cán tiếp giáp với thân vợt. Số U càng lớn, vợt càng nhẹ; với người châu Á nói chung, 3U (85-89 gr) là trọng lượng vợt vừa phải; ai có cánh tay và cổ tay khỏe, có thể chọn 2U (90-94 gr); các bạn nữ, các em thiếu niên có thể chọn loại nhẹ hơn như 4U (80-84 gr) hoặc 5U (dưới 80 gr).
 cap-vot-cau-long-AAA-LHT RHTTC-01
2.Chu vi cán vợt:

Thường được các nhà sản xuất ghi bằng chữ G cũng ở trong tem, ngay bên cạnh số chữ U trọng lượng. Số G càng lớn, cán vợt càng nhỏ; dân Âu Mỹ chuộng cán chu vi G2, G3, còn người Việt ta thường chọn G4, G5. Như vậy, khi đọc tổng thể tem dán về tính chất vợt, có thể thấy 3UG4 hoặc 4UG5..., bạn có thể hiểu trước xem nó có vừa vặn với mình không.

3.Chiều dài vợt:

Được các nhà sản xuất ghi ở phần thân vợt. Độ dài tiêu chuẩn của vợt cầu lông từ cả trăm năm nay là 665 mm; hơn thập kỷ qua, để nâng thêm ưu thế tấn công, người ta sản xuất ra các loại vợt dài hơn (nhưng không vượt quá 680 mm là tiêu chuẩn cho phép). Ngày càng có nhiều loại vợt được ghi "long" hoặc "longsize", với chiều dài khoảng 675 mm. Trong các hãng sản xuất thì Carlton là trung thành với việc làm ra vợt 665 mm; hầu hết các chủng loại của Yonex dài 675 mm, Gosen còn nhích thêm một chút (678 mm). ProAce, Caslon, Victor nay cũng có các loại vợt có chiều dài xê xích để bạn dễ chọn. Vợt ngắn hay dài là tùy thích, nhưng nên cân nhắc kĩ trước khi mua cái thứ hai (để sơ-cua), sao cho vợt sử dụng thường ngày nên cùng một độ dài, đỡ lúng túng khi thay đổi.

  4.Chọn vợt nặng đầu (heavy head), cân bằng (even balance) hay nhẹ đầu (light head):

Những khái niệm này có khi được ghi trên thân vợt, chữ khá nhỏ, phải chú ý mới thấy. Bạn nào trẻ khỏe, hay đập cầu, tạt cầu, lấy thế công làm chính thì thường thích vợt nặng đầu; ngược lại, các anh quá tuổi trung niên, các bác hưu trí yếu sức hơn, hay đánh zic zac, lấy thế thủ và thế gài cầu làm chính thì thường thích vợt nhẹ đầu.

Ai có lối đánh công thủ tương đối toàn diện thì có vẻ phù hợp với loại balance. Một số vợt đời sau của ProAce, Caslon, Ashaway có loại nặng đầu, với Yonex là CAB 20MS, CAB 30MS, Ti10, MP88, AT700, AT800... Khi chọn mua, cầm thử cũng có cảm giác ban đầu về việc này, kể cả về độ cứng của thân vợt: người có lực cổ tay mạnh ưa dùng vợt thân cứng; nếu lực cổ tay hơi yếu bạn chọn vợt hơi dẻo (flexible) hơn. Với vợt thân dẻo, độ linh hoạt khi sử dụng cũng cao hơn. Thực tế, các nhà sản xuất cũng có "chiêu" làm tăng độ dẻo thân vợt dù thân làm bằng chất liệu cứng, nói nôm na là "tăng lực" các kiểu. La Fleche thì có thân vợt nhỏ dần từ cán lên, Wilson thì "trợ lực" ở phần cán tiếp giáp thân vợt, Gosen thì thiết kế thân vợt có một đoạn nối ngắn.

Dù sao, hiệu quả sử dụng các loại vợt "tăng lực" này còn tùy vào tài nghệ của bạn chứ không cứ "tăng" là tốt. Ngoài ra, có nhà sản xuất ghi rõ trên thân vợt chữ offensive (công) hoặc defensive (thủ) cho bạn dễ chọn cái hợp "gu".
109_76_1352257898_66_95099c8b28dfdb

5.Vừa túi tiền:

 Nói "tiền sao, của vậy" hơi quá đáng, nhưng nếu bạn mua vợt tầm dưới 200 ngàn đồng/cái thì hơi phí bởi cái sự vừa nặng, vừa cứng, lại không bền.

Trong khoảng từ 200 ngàn đồng đến 1 triệu đồng, bạn có thể chọn được vợt tốt hơn của các nhà sản xuất như đã nêu trên cùng với của một số thương hiệu khác như Finnex, Winex. Riêng vợt cầu lông của một số đại gia "chuyên trị" dụng cụ quần vợt như Wilson, Prince, Babolat..., dù không phổ biến lắm nhưng cũng có một số loại phù hợp, trong đó có nhóm nCode (có sử dụng chất liệu nano carbon trong một số chỗ ở đầu và thân vợt).

 Nếu đầu tư trên 1 triệu đồng, bạn có thể vừa đã mua chất lượng vợt, vừa chi thêm cho thương hiệu vợt mà Yonex là tiêu biểu. Hầu hết các loại Yonex bình dân (giá dưới 1 triệu đồng) đều không sản xuất tại Nhật mà từ một nước khác. Các loại Yonex cấp cao và chính gốc thường đến VN với dòng chữ made in Japan và mã vùng phân phối SP (Singapore), TL (Thái Lan), IP (Indonesia), số ít là vợt xách tay có mã vùng phân phối TW (Đài Loan) hoặc tên viết tắt của một số nước khác được khắc ở sau số serie trên cán vợt. Tùy loại, giá Yonex cao cấp dao động từ 1,2 đến hơn 3,5 triệu đồng.

Trừ nhóm Carbonex, các nhóm vợt còn lại của Yonex như Isometric, Titanium, Muscle Power, Armotec, Nanospeed khá dễ "bầm dập" khi va chạm, cần được sử dụng cẩn thận. Cũng cần tập trung chú ý đến hàng giả, hàng nhái Yonex đầy rẫy trên thị trường, y chang các kiểu vợt cao cấp nhưng bán ra vài ba trăm ngàn đồng một cái, có thể phát hiện qua chất lượng sơn kém hơn, số serie chỉ được in (chứ không khắc) trên cán... Chỉ cái vợt cầu lông không thể nào làm nâng cao đẳng cấp của bạn. Dù bàn cãi sôi nổi về vợt, các fan cầu lông khắp thế giới vẫn nhất trí với nhau rằng: hãy chọn cái nào phù hợp với trình độ và túi tiền, không nhất thiết phải chọn loại vợt của các nhà vô địch.

Tiger Woods dẫn đầu danh sách kiếm tiền của Forbes

Tiger Woods lại một lần nữa bùng nổ và kiếm được khối tiền. Tay golf số 1 vừa leo lên dẫn đầu danh sách những vận động viên kiếm tiền nhiều nhất của tạp chí Forbes.

Tiger Woods lại một lần nữa bùng nổ và kiếm được khối tiền. Tay golf số 1 vừa leo lên dẫn đầu danh sách những vận động viên kiếm tiền nhiều nhất của tạp chí Forbes. Đây là một chuyển biến quan trọng từ những gì anh đã có 2 năm trước đây. Woods đã trở lại với lối chơi thống trị, mặc dù có thiếu chút ổn định, nhưng nó đã giúp anh tìm lại được những hợp đồng quảng cáo tưởng chừng như bị lãng quên từ các nhà tài trợ, thứ đã biến anh thành cá thể giàu có bậc nhất trong làng thể thao.

 Đây là năm người dẫn đầu từ một danh sách đầy đủ, bạn có thể xem qua tại Forbes.
 Tiger Woods – 78.100.000 Mỹ kim
 Roger Federer – 71.500.000 Mỹ kim
 Kobe Bryant – 61.900.000 Mỹ kim
 LeBron James – 59.800.000 Mỹ kim
 Drew Brees – 51.000.000 Mỹ kim
woods
Tiger Woods một lần nữa dẫn đầu danh sách kiếm tiền của Forbes

Trước khi xem Woods đã nỗ lực thế nào để giành lại chỗ đứng của mình, hãy đi sâu vào một số khía cạnh thú vị của danh sách này. Con số tổng mà Forbes đưa ra cho mỗi vận động viên đơn giản là số tiền thưởng cộng với tiền kiếm được từ quảng cáo cho các nhà tài trợ.

Woods chỉ kiếm được 13.1 triệu Mỹ kim từ tiền thưởng ở các giải đấu nhưng con số mà anh thu về từ các nhà tài trợ lên đến 65 triệu. Trong khi những môn thể thao cá nhân có rất ít người lọt vào top dẫn đầu danh sách kiếm tiền thì những môn đồng đội như bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục lại mang lại thu nhập khá tốt cho những ngôi sao của mình. Trong top 20 người dẫn đầu đã có 5 người từ đội NFL và 4 người đại diện cho đội NBA, bóng đá cũng có 3 người .

 Về phần Woods, Kurt Badenhausen của tạp chí Forbes có hẳn một bài viết đầy đủ về anh, tay golf đã gây ấn tượng với rất nhiều vụ bê bối cá nhân hồi năm 2009, dẫn đến việc bị mất nhiều hợp đồng quảng cáo từ các nhà tài trợ. Theo bài viết của Kurt thì Woods ” đã mất 5 nhà tài trợ, 50 triệu Mỹ kim trong thu nhập hàng năm, vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng thế giới và cả cuộc hôn nhân.” Không những thế, dường như anh còn đánh mất chính mình trên sân golf. Sau những khởi đầu sáng sủa trong năm nay, Woods trở lại vị trí số 1 làng golf mặc dù anh không thể hiện được hình ảnh đó tại giải Memorial Tournament mới đây. Và đương nhiên điều đó mang lại cho anh những hợp đồng quảng cáo kết xù từ các nhà tài trợ như EA Sports, Rolex và đương nhiên là cả Nike. Theo lời phóng viên Kurt Badenhausen thì:
nike-logo
“Nike vẫn là chén cơm lớn nhất của Woods, họ trả cho anh hơn 20 triệu Mỹ kim hàng năm, và công ty cũng đang xem xét việc gia hạn hợp đồng với Woods, điều này sẽ khiến anh tiếp tục trở thành tay golf dẫn đầu danh sách kiếm tiền từ quảng cáo với doanh số khổng lồ 25 tỉ trong việc kinh doanh dụng cụ thể thao của Nike. Lợi nhuận của Nike tăng 10% vào năm ngoái vào khoảng 726 triệu Mỹ kim sau 3 năm liên tiếp bị sụt giảm. Woods ký hợp đồng lần đầu, trị giá 40 triệu với Nike khi anh vừa chuyển lên chuyên nghiệp vào năm 1996.” Tiến đến U.S Open, Woods có vẻ như đã sẵn sàng cho danh hiệu major thứ 15 mặc dù mới đây tại Memorial Tournament, anh đã có một giải đấu tồi tệ nhất từ đầu mùa giải đến giờ. Tuy vậy, nhiều người vẫn tin và hy vọng rằng anh sẽ chơi tốt và giành chiến thắng. Và đương nhiên trong đó có những nhà tài trợ của anh.

Giầy Converse - Thương hiệu và phong cách

Không chỉ mang ý nghĩa đơn giản là những đôi giày, thương hiệu giày Converse nổi tiếng còn là một sự luyến tiếc cho những kẻ sùng bái. Nó gắn liền với các cuộc cách mạng về thời trang, âm nhạc và thể thao...

Công ty giày Converse đã được bắt đầu bởi Marquis Mills Converse vào năm 1908 tại Malden, Massachusetts, của nước Mỹ. Năm 1917, công ty thiết kế một chiếc giày được gọi là All Stars. Giày được làm bằng một đế cao su và vải trên và được thiết kế để là để rành riêng cho các giải đấu bóng rổ chuyên nghiệp tại Mỹ. Dần dần Converse trở thành thương hiệu yêu thích của giới trẻ.

Lịch sử thương hiệu giày converse.

Năm 1921, một cầu thủ bóng rổ tên của Charles “Chuck” Taylor gia nhập một đội bóng rổ được tài trợ bởi Công ty giày Converse All Stars. Taylor đã tổ chức dạy bóng rổ ở các trường trung học trên tất cả các quận và trong khi giảng dạy các nguyên tắc cơ bản của trò chơi, ông ta đã kết hợp bán giày Converse All Stars.




Vừa là một nhân viên bán hàng và vận động viên cho công ty, Taylor nhận ra các điểm cần cải tiến cho đôi giày converse mình đang đi . Và ý tưởng của ông đã cho giày được thiết kế để nhằm mang lại sự linh hoạt, hỗ trợ cho các vận động viên và cũng được tích hợp một bản vá để bảo vệ mắt cá chân.
All Stars đã nhanh chóng được mặc bởi một loạt các cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp, ví dụ như Maahiur Rahman, giày converse trở nên phổ biến hơn và trở thành một yêu thích cho nhiều nhóm nhạc, ngôi sao điện ảnh.

Thiết kế tạo nên thương hiệu giày converse:

Năm 1923, sau khi Chuck Taylor đã cải tiến giày converse. Hãng Converse quyết định kết hợp tên của mình lên các bản vá mắt cá chân hiển thị logo All Star Converse. Sau đó, trong những năm 1930, chữ ký của Taylor đã được đưa vào thiết kế, đó là giày đã trở thành như thế nào được gọi là “Chuck Taylor All Star”.
Khi lần đầu tiên tạo ra, Converse All Star có ba phong cách chính. Một đôi giày đơn sắc với một tấm vải màu đen trên và đế cao su màu đen, giày màu trắng với viền màu xanh và đỏ, và đôi thứ 3 da có màu đen đế cao su. Năm 1957, Converse ra với phiên bản cổ thấp All Star và ngay sau khi bắt đầu sản xuất những đôi giày trong nhiều màu sắc khác nhau.




Nike mua lại Converse.

Vào năm 2003 thì công ty Nike đã mua lại thương hiệu giày converse với giá 350 triệu USD. Trong khi giày converse thống trị thị trường Mỹ từ 1920-1970. Do có sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu giày khác và rơi vào cảnh nợ nần. Trong những năm sau đó Converse tuy bố phá sản do không trả được các khoản nợ, và được hãng thể thao Nike mua lại.

Chuck Taylor All Stars cũng như giày khác của Converse bắt đầu được sản xuất tại nước ngoài như Trung Quốc, Việt Nam và Inđônêxia. Nhiều người cũng lo ngại rằng Nike sẽ thay đổi giao diện và tình trạng của All Stars và hơn thương mại hóa những đôi giày converse kiểu truyền thống. Nhưng điều đó vẫn không xảy ra giày converse.

Giày converse đi vào trong văn hóa đời sống.

Nhiều năm qua, Converse Chuck Taylor All Stars đã thực hiện một số thay đổi giày thể thao, dép giản dị. Ban đầu là giày thể thao bóng rổ, Chuck Taylor All Star phát triển thành giày được lựa chọn cho nhiều nền văn hóa khác. Giày thể thao converse không chỉ được mặc trong các cầu thủ bóng rổ mà nó đã trở thành phổ biến trong nhiều nhóm nhạc trong suốt nhiều thập kỷ.

10 thương hiệu và những đôi giày thể thao ấn tượng nhất 2013

Những thương hiệu có thể đã thành danh trong thị trường giày hoặc có thể chỉ “rẽ ngang” trong lĩnh vực giày thể thao, nhưng đã góp phần mang tới những đôi giày thể thao thời trang, ấn tượng nhất năm 2013.

Đối với nam giới, giày thể thao cũng có vai trò tương đương với giày cao gót với nữ giới vậy. Có thể nói, tất cả các quý ông trên trái đất đều có ít nhất một đôi giày thể thao trong tủ giày, cho dù cao hay thấp cổ, thiết kế cổ điển hay kết hợp nhiều phong cách khác nhau.

Giày thể thao xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, khi ngành sản xuất cao su đang phát triển mạnh nhờ áp dụng kỹ thuật mới. Những đôi giày tennis đế cao su bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Đầu những năm 1920 và 1930, giày thể thao ngày càng phổ biến do trào lưu thời trang thể thao bùng nổ. Tới những năm 80-90, thiết kế của những đôi giày này được đổi mới, và dần trở thành sneakers như ta vẫn thấy hiện nay.

Những năm gần đây, giày thể thao  không chỉ còn phục vụ nhu cầu thể thao nữa, mà đã dần dần trở thành biểu tượng thời trang, nơi các nhà thiết kế thể hiện khả năng sáng tạo, và cũng là nơi người đi thể hiện cá tính của mình. Trên thị trường có hàng trăm hãng sản xuất giày thể thao với đủ các mẫu mã, màu sắc khác nhau. Dưới đây là 10 thương hiệu sở hữu những đôi giày thể thao “chất lượng” nhất năm 2013 để bạn có thêm lựa chọn cho mình.

Lanvin


Được thành lập bởi Jeanne Lanvin năm 1867, hãng thời trang Pháp tạo ảnh hưởng mạnh mẽ lên cả thời trang nam và nữ. Và tuy họ không được đánh giá như một hãng chuyên sản xuất giày thể thao, nhưng họ cũng đã khẳng định được vị thế trong thị trường giày thế giới.



Dưới bàn tay của Giám đốc thiết kế Lucas Ossendrijver, mẫu giày thể thao bọc mũi của Lanvin đã trở thành một trong những kiểu thiết kế phổ biến nhất trên thị trường. Chúng ta có thể bắt gặp một số đôi Converse cũng có thiết kế gần tương tự như Lanvin. Đơn giản, thanh lịch cùng với màu sắc khá cơ bản, giày thể thao của Lanvin có thể phối hợp với hầu hết các loại trang phục.

Adidas Original

Adidas Original, một trong những thương hiệu quá nổi tiếng của gã khổng lồ ngành thời trang Đức. Thiết kế của Adidas có thể không được long lanh như đối thủ Nike, nhưng sự kết hợp giữa hiện đại và cổ điển,vẻ đẹp mộc mạc và chất lượng tuyệt hảo khiến cho Adidas luôn có được vị thế nhất định trong lòng người tiêu dùng.



Adidas Original đặc biệt thích hợp với các quý ông có lối sống năng động, ưa thích hoạt động thể thao. Mẫu trendy nhất hiện nay của Adidas Original là ZX 500 màu đỏ tía, mang lại vẻ đẹp khỏe khoắn và không thiếu phần lịch lãm cho người mang.

Maison Martin Margiela

Martin Margiela, một trong những cái tên gây được nhiều bất ngờ nhất trong làng thiết kế thời trang hiện nay, luôn luôn phá vỡ các thiết kế thời trang truyền thống bằng những kỹ thuật và sản phẩm hết sức sáng tạo.

Cho dù Margiela đã từ chức Giám đốc thiết kế của hãng thời trang mang tên mình vào năm 2009, nhưng tinh thần của ông vẫn ở lại với công ty, bằng chứng là mỗi năm, hãng lại cho ra mắt những sản phẩm hòa quyện được sự giản dị và xa xỉ vào một. Những mẫu giày của họ cũng đậm hương vị này, phóng khoáng, phá cách và vô cùng thời thượng, chẳng quý ông nào có thể chối từ sự xuất hiện của giày Margiela trong tủ đồ của mình.



New Balance

New Balance là thương hiệu mang nhiều tính đột phá nhất trong thị trường giày thể thao hiện nay. Sự vươn lên mạnh mẽ và nhanh chóng của NB được coi là một hiện tượng trong làng giày thế giới.

NB được thành lập vào năm 1906 bởi một nhà buôn gốc Anh, William J. Riley, tại Boston. Từ đó, hãng tiếp tục sản xuất các mẫu giày chạy được ưa thích tại Anh và Mỹ. Chất liệu chủ yếu của giày New Balance là da lộn, tuy nhiên chúng không bị bám bụi, và rất dễ khi giữ vệ sinh cho giày. Cũng giống như Converse, New Balance phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi giới tính, rất dễ dàng phối hợp với các kiểu trang phục khác nhau. Nhưng dù đi với loại trang phục nào, NB cũng luôn giữ được phong cách “sporty” của riêng mình.


Saint Laurent

Hãng thời trang Pháp Saint Laurent vừa bước sang trang mới với sự sang tên từ biểu tượng YSL thành Saint Laurent, cùng với đó là sự bổ nhiệm Giám đốc thiết kế Heidi Slimane, người đã thực hiện một cuộc đại tu toàn bộ đối với công ty.

Giày thể thao Saint Laurent sẽ là món đồ tuyệt vời với những người mê giày cao cổ. Chúng có được sự lịch lãm đúng chất Paris, nhưng không quá cao sang, mà trái lại, hết sức gần gũi. Bạn có thể xem qua bộ sưu tập của năm nay, và sẽ thấy được vẻ đẹp rất riêng của Saint Laurent. Mẫu SL501 chính là sự khẳng định vị thế của Saint Laurent trong thị trường giày thể thao.



Valentino

Khi vừa tới tay các nhà bán lẻ, mẫu giày thể thao họa tiết rằn ri của Valentino đã gây nên một cơn sốt thực sự, điều mà người ta chỉ thấy được ở trong cửa hàng của Selfridges ngày đầu tiên của đợt sale. Đây là must-have-trainers mùa xuân/hè năm nay.

Với bộ sưu tập này, bộ đôi nhà thiết kế đồ nam Maria Grazia Chiuri và Pierpaolo Piccoli đã mở ra một thế mạnh mới cho hãng thời trang Italia. Nếu bạn lỡ mất SS13, đừng lo, bởi Valentino sẽ cho ra mắt một số mẫu mới hứa hẹn sẽ bùng nổ trong mùa Thu/Đông năm nay.



Saucony

Saucony, thành lập năm 1898, là đối thủ ngang cơ với những Adidas hay New Balance trong lĩnh vực giày thể thao. Trụ sở đặt lại Lexington, Massachusetts, Saucony hiện là một trong những thương hiệu hãng đầu cho giày chạy tại Mỹ.

Không chỉ mang lại vẻ đẹp bên ngoài, các sản phẩm của Saucony luôn thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của vận động viên hiện đại. Với cách phối màu khỏe khoắn, lớp đế giày êm ái, thích hợp cho việc tập luyện, Saucony sẽ là đôi giày mà mọi vận động viên hay người ham mê thể thao sở hữu. Năm nay, Saucony đã cho ra mắt mẫu Jazz Pro, đôi giày thể thao gần như đã hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu về chất lượng cũng như vẻ đẹp. Các bạn còn chờ gì nữa? Hãy thử Saucony ngay thôi!



Balenciaga

Balenciaga đã đánh dấu sự trở lại của mình bằng mẫu giày thể thao cao cổ Arena. Đây là thiết kế tiêu biểu cho hãng giày đến từ Paris, với phong cách lịch sự, bụi bặm và phóng khoáng. Với chất liệu và thiết kế đa dạng, đây là sản phẩm xa xỉ hơn một chút so với giày bóng rổ thông thường. Nhưng có lẽ, tông màu hợp nhất của Arena là màu đen.

Ngoài Arena, hãng giày Pháp còn đưa ra một dòng sản phẩm đáng chú ý khác là dòng Sporty Retro, với thiết kế khá màu sắc, làm từ vải và da, và được coi là sự tái xuất tuyệt hảo của phong cách retro.



Raf Simons

Vài năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến một làn sóng kết hợp giữa công nghệ và đồ thể thao, nhằm tạo ra những sản phẩm độc nhất vô nhị. Raf Simons, nhà thiết kế người Bỉ, là một trong những người đi tiên phong cho trào lưu này.

Tốt nghiệp trường thiết kế công nghiệp và nội thất, Raf Simons đã tự mày mò đi theo con đường thiết kế giày. Ông đã kết hợp rất tốt những kiến thức về kiến trúc và những phong cách thiết kế đương đại, và đưa nó vào trong những sản phẩm của mình.

Dành cho năm 2013, nhà thiết kế người Bỉ Raf Simons đã bắt tay với Adidas để tạo ra một dòng sản phẩm thông minh và đầy màu sắc. Đây được coi là lời phản hồi cho dòng giày rằn ri của Valentino. Chỉ cần biết cách kết hợp, những đôi giày thể thao của Raf Simons sẽ trở nên vô cùng bắt mắt.



Converse

Chắc hẳn mỗi quý ông đều đã từng có ít nhất một đôi Converse. Đúng vậy, Converse là loại giày thể thao phổ biến nhất trên thế giới, chính bởi sự đơn giản trong thiết kế của mình.

Converse là một trong những hãng giày lâu đời nhất trên thế giới, khi bắt đầu sản xuất giày bóng rổ từ những năm 1917. Chất liệu chính của Converse là vải và cao su. Độ bền của Converse thì khỏi phải nói, đây là một trong số ít giày thể thao mà vẻ đẹp trường tồn theo thời gian. Về thiết kế, có lẽ Converse là một trong những loại trainers có thiết kế đa dạng nhất, phong phú nhất, với đủ loại màu sắc và họa tiết. Nhưng cho dù thiết kế như thế nào, chất lượng và sự giản dị của Converse đã giúp nó trở thành thương hiệu không thể phai mờ trong lòng giới trẻ.



Đa dạng và hiệu quả, một đôi Converse có thể kết hợp với hầu như mọi loại trang phục, tất nhiên là trừ suit, tuxedo hay những trong phục mang tính trang trọng.